Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Hóa học năm 2015 - 2016 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Hóa học năm 2015 - 2016 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh Đề kiểm tra đầu năm môn Hóa lớp 11 có đáp án Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Hóa ...
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Hóa học năm 2015 - 2016 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Hóa học
gồm 50 câu trắc nghiệm làm trong thời gian 90 phút, đây là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã được học tại lớp 10. Mời các bạn tham khảo.
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa lớp 11 lần 5 năm học 2014-2015 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
58 công thức giải nhanh hóa học
Trường THPT Thuận Thành số 1
|
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Môn: Hóa học 11 Thời gian làm bài: 90 phút |
Cho dữ kiện nguyên tử khối sau: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207.
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác, diện tích bề mặt.
2. Cân bằng hóa học là cân bằng động.
3. Cân bằng 2SO2(k) + O2(k) → 2SO3 không chịu ảnh hưởng của áp suất
4. Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất,
6. Tại thời điểm cân bằng tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch
Các phát biểu đúng là
A. 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 4, 5. C. 1, 3, 4, 6 D. 1, 2, 4, 6
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Tất cả các muối bạc halogenua đều không tan
B. Trong tự nhiên, clo tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất
C. Axit HI là một axit mạnh nhất trong dãy HX.
D. Các axit trong dãy HF, HCl, HBr, HI có tính axit giảm dần.
Câu 3: Cho quá trình NO3- + 3e + 4H+→ NO + 2H2O, đây là quá trình
A. tự oxi hóa – khử. B. oxi hóa. C. khử. D. nhận proton.
Câu 4: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 60. B. 20. C. 80. D. 40.
Câu 5: Hòa tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12 lít. B. 1,344 lít. C. 0,672 lít. D. 1,49 lít.
Câu 6: Cho m gam bột sắt vào 200ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là
A. 1,435 B. 0,560 C. 2,240 D. 2,800
Câu 7: Hoà tan 7,8g hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7,0g. Khối lượng nhôm và magie trong hỗn hợp đầu là
A. 5,4g và 2,4g. B. 5,8g và 3,6g. C. 2,7g và 1,2g. D. 1,2g và 2,4.