Đề thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng môn Hóa lớp 9 năm học 2010 - 2011 (Có đáp án)
Đề thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng môn Hóa lớp 9 năm học 2010 - 2011 (Có đáp án) Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Hóa học lớp 9 Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Hóa học lớp 9 Đề thi học sinh ...
Đề thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng môn Hóa lớp 9 năm học 2010 - 2011 (Có đáp án)
Đề thi học sinh giỏi thành phố môn Hóa học lớp 9
Đề thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng môn Hóa lớp 9 năm học 2010 - 2011 có đáp án. Mời các bạn học sinh lớp 9 tải về và ôn thi cho kỳ thi hết học kỳ 1 sắp diễn ra.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Đề thi chính thức) |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ NĂM HỌC: 2010 - 2011 Môn: HÓA HỌC LỚP 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu I: (2 điểm)
1. So sánh tính phi kim của S, Si, P, Cl, F và giải thích vắn tắt.
2. Viết phương trình hóa học nếu có xảy ra khi cho Cl2 lần lượt tác dụng với dung dịch KOH loãng, dung dịch Fe(NO3)2, vôi tôi.
3. Một phi kim R tạo được 2 oxit A, B. Biết MA < MB; hóa trị của R đối với oxi trong A và B đều có giá trị chẵn; tỉ khối của B đối với A là 1,5714 và % khối lượng của oxi trong A là 57,14%.
a) Xác định công thức phân tử của A và B.
b) Làm thế nào để chuyển hết hỗn hợp A, B thành A? Viết phương trình hóa học minh họa.
c) Sục 0,448 lít B ở điều kiện chuẩn vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 a(M) thu được 0,5 gam kết tủa. Tính a.
Câu II: (2,0 điểm)
1. Để hòa tan hết a gam một kim loại M cần dùng 200 gam dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch chứa MCl2 (duy nhất) có nồng độ 12,05%.
a) Xác định kim loại M và tính giá trị của a.
b) X là oxit của M, phân tử khối của X lớn gấp 1,827 phân tử khối của MCl2. Xác định công thức phân tử của X và trình bày phương pháp điều chế dung dịch chỉ có MCl2 từ X.
2. Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu III: (2,0 điểm)
1. Khi đun nóng hỗn hợp benzen và brom, có mặt bột sắt, thấy màu đỏ nâu của brom bị mất đi đồng thời có khí không màu bay ra.
a) Bằng phương trình hóa học hãy giải thích hiện tượng trên.
b) Tính thể tích benzen lỏng (D = 3,2 g/ml) cần dùng để điều chế 31,4 kg brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
2. Trình bày phương pháp kiểm chứng sự có mặt của các chất khí sau trong cùng một hỗn hợp: etilen, propin (CH3-CΞCH) và sunfurơ. Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu IV: (2,0 điểm)
1. Xác định A, B, D, E, G, H, K phù hợp và hoàn thành các phương trình hóa học liên quan, ghi rõ điều kiện phản ứng, biết mỗi mũi tên chỉ ứng với 1 phản ứng và D, G đều là oxit axit, H và K đều là muối axit, A là muối trung hòa, B là một oxit bazơ có chứa 28,57%O về khối lượng.
2. Hoàn thành các phản ứng sau:
a) Muối trung hòa A + Muối trung hòa B +? --> Hiđroxit lưỡng tính D + NaCl + CO2
b) D + KOH --> Muối phức E
c) E + HCl --> D + KCl + ?
d) E + NH4Cl --> D + KCl + ? + ?
(Biết D không tan trong dung dịch NH3)
Câu V: (2,0 điểm)
1. Viết phương trình hóa học điều chế ancol etylic, axit axetic từ propan C3H8 (không dùng quá 3 phản ứng).
2. Để điều chế etilen từ ancol etylic, người ta đun nóng hỗn hợp ancol etylic và axit sunfuric đặc. Viết phương trình hóa học minh họa và giải thích vì sao người ta thường cho cát vào hỗn hợp ancol etylic và H2SO4 đậm đặc khi đun.
3. Cho hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H7OH, H2O. Cho a gam X tác dụng với Na dư được 0,7 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được b mol CO2 và 2,6 mol H2O. Xác định giá trị của a và b.
4. Cho 20,2 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức no, mạch hở kế tiếp nhau tác dụng hết với 11,5 gam Na được 31,2 gam chất rắn. Tìm công thức phân tử của 2 ancol.