14/01/2018, 20:25

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 trường THCS Nguyễn Trãi, Nghệ An năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 trường THCS Nguyễn Trãi, Nghệ An năm học 2016 - 2017 Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 8 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 ...

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 trường THCS Nguyễn Trãi, Nghệ An năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8

VnDoc.com hiểu được rằng trong quá trình ôn tập, củng cố lại kiến thức chuẩn bị cho thi chọn học sinh giỏi các bạn học sinh rất cần những tài liệu hay và chất lượng để tham khảo, chính vì vậy chúng tôi đã sưu tầm và xin được gửi tới bạn: .

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 trường THCS Xuân Thắng, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4,5 điểm)

a) Trình bày cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?

b) Em hãy kể tên các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa? Cần có thói quen ăn uống như thế nào để hạn chế tác động gây hại của những tác nhân này?

Câu 2. (3,0 điểm)

a) Phân biệt cấu tạo tế bào mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn?

b) Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào mô cơ vân phù hợp với chức năng co cơ?

Câu 3. (4,5 điểm)

a) Loại tế bào nào tham gia tạo nên khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể? Mô tả các hoạt động chủ yếu của loại tế bào đó?

b) Nêu chức năng của mỗi vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? Van tim có vai trò gì? Một người bị hở van tim nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Câu 4. (6,0 điểm)

a) Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người?

b) Một bệnh nhân bị hở van tim (Van nhĩ thất đóng không kín)

  • Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Vì sao?
  • Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao?
  • Huyết áp ở động mạch có thay đổi không? Tại sao?
  • Hở van tim gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?

c) Khi huyết áp giảm thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào?

d) Căn cứ vào đâu mà nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho mà nhóm máu AB chuyên nhận? Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O được không?

Câu 5. (2,0 điểm)

Bộ xương người được chia làm những phần nào? Những đặc điểm nào của bộ xương giúp người đứng thẳng?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8

Câu 1

a. Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:

  • Ruột non dài
  • Bề mặt lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột với các lông cực nhỏ để tăng diện tích hấp thụ.
  • Tại mỗi lông ruột có các mao mạch máu và các mao mạch bạch huyết để vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

b. Tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa:

  • Vi khuẩn, giun sán kí sinh
  • Khẩu phần ăn, thói quen ăn uống không hợp lí...

* Biện pháp hạn chế tác động của các tác nhân trên:

  • Ăn uống hợp vệ sinh: Ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, định kì tẩy giun sán, rửa tay trước khi ăn...
  • Có thói quen ăn uống khoa học: Ăn chậm, nhai kĩ. Ăn đúng giờ; không ăn quá no. Có tinh thần thoải mái trong bữa ăn...

(HS có thể phân tích những tác nhân và biện pháp chi tiết hơn. Nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa)

Câu 2

a. Phân biệt cấu tạo tế bào mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim:

  • Mô cơ vân: Tế bào dài, nhiều nhân, nhân nằm sát màng tế bào, có vân ngang.
  • Mô cơ trơn: Tế bào hình thoi, một nhân nằm ở giữa, ngắn hơn mô cơ vân và mô cơ tim.
  • Mô cơ tim: Tế bào có nhiều nhân, nhân nằm ở giữa, phân nhánh.

b. Đặc điểm cấu tạo tế bào cơ vân phù hợp với chức năng co cơ:

  • Tế bào cơ (sợi cơ): Dài
  • Mỗi tế bào cơ gồm hai loại tơ cơ: Tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp xen kẽ với nhau tạo nên các đĩa sáng và đĩa tối.
  • Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại.

Câu 3

a.

* Loại tế bào tạo nên khả năng miễn dịch của cơ thể: Bạch cầu

* Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: Các tế bào bạch cầu tạo nên ba hàng rào phòng thủ theo trình tự sau:

  • Thực bào: Bạch cầu trung tính và bạch cầu mono tới ổ viêm, hình thành chân giả bắt nuốt và tiêu hóa vi khuẩn.
  • Hình thành kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên: Tế bào limpho B tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên (gây kết dính) theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa.
  • Tế bào limpho T phá hủy tế bào cơ thể đã bị nhiễm bệnh

b.

  • Chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ: Dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2
  • Chức năng của vòng tuần hoàn lớn: Dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất.
  • Chức năng của van tim: Giúp máu chảy theo 1 chiều: Từ tâm nhĩ sang tâm thất, từ tâm thất sang động mạch.
  • Khi bị hở van tim: Một phần máu sẽ trào ngược lại. Nếu không được chữa trị kịp thời dẫn đến tim phải thường xuyên tăng cường khả năng co bóp (tăng nhịp, dãn buồng) để tống thêm một lượng máu bù lượng máu bị trào ngược trở lại, lâu dài sẽ dẫn đến suy tim.

Câu 4

a

  • Do cơ quanh thành tĩnh mạch co lại ép vào thành tĩnh mạch và tĩnh mạch có van giúp máu chảy được về tim
  • Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực và do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim.

b

  • Nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan.
  • Lượng máu bơm mỗi chu kỳ sẽ giảm vì 1 phần quay ngược trở lại tâm nhĩ
  • Thời gian đầu nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi về sau suy tim nên huyết áp giảm.
  • Hở van tim gây suy tim do phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.

c.

  • Khi huyết áp giảm thì hoạt động hô hấp sẽ gia tăng.
  • Do huyết áp giảm dẫn tới vận tốc máu sẽ giảm dẫn tới việc vận chuyển O2 và CO2 sẽ giảm đi -> CO2 trong máu sẽ cao hơn bình thường chúng kích thích tăng cường hoạt động hô hấp.

d.

  • Khi truyền máu người ta căn cứ vào kháng nguyên của hồng cầu người cho và kháng thể trong huyết tương người nhận.
  • Nhóm máu O trên hồng cầu không có kháng nguyên nên nó không gây kết dính với bất cứ kháng thể của huyết tương người nhận nào.
  • Nhóm máu A B trên hồng cầu của chúng có cả kháng nguyên A và B nên nó gây kết dính với tất cả các kháng thể có trong huyết tương các nhóm máu còn lại ngoại trừ nó.
  • Mẹ có nhóm máu A có thể mang thai con có nhóm máu O vì:
    • Máu mẹ và máu con không tiếp xúc với nhau.
    • Trao đổi chất được thực hiện qua màng mao mạch của mẹ và của con tại nhau thai.

Câu 5

  • Bộ xương gồm 3 phần chính: Xương đầu, xương thân, xương chi.
  • Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng

Các phần

Bộ xương người

Cột sống

Cong ở 4 chỗ

Lồng ngực

Nở sang 2 bên

Xương chậu

Nở rộng

Xương đùi

Phát triển, khỏe

Xương bàn chân

Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm

Xương gót

Lớn, phát triển về phía sau

0