14/01/2018, 22:54

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Giang năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Giang năm học 2016 - 2017 Đề thi HSG cấp thành phố môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn là đề tham khảo ...

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Giang năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn

 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Văn lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Thanh Sơn, Phú Thọ năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Đại Lộc, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD & ĐT

TP BẮC GIANG

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ

Năm học: 2016-2017

Môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (4,0 điểm)

Đọc hai đoạn văn sau đây (trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:

"Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu."

Đoạn 2:

"Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh."

a. Mỗi đoạn văn trên được kể trong hoàn cảnh nào?

b. Trong cụm từ "hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được", từ "chết" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao?

c. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, đây là hai lần nhà văn miêu tả ánh mắt đầy ám ảnh của nhân vật ông Sáu. Ánh mắt ấy nói lên được điều gì về nỗi đau và khát vọng của người cha trong chiến tranh?

Câu 2: (6,0 điểm)

Sau 4 tháng chiến đấu với bệnh ung thư, thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường - nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Hà Nội. Sự ra đi của anh đã để lại muôn vàn tiếc nuối cho cộng đồng yêu nhạc. Nhưng những câu hát với ca từ vô cùng ý nghĩa, gần gũi với đời sống và có sức truyền lửa cho nhiều thế hệ của anh sẽ bất tử với thời gian...

Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời bài hát dưới đây được trích trong nhạc phẩm Đường đến ngày vinh quang của cố nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập:

"Chặng đường nào rải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió."

Câu 3: (10,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng:

"Dù viết về cái gì văn chương chân chính cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy làm sáng tỏ ý kiến đó./.

......................Hết......................

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn

Câu 1: (4 điểm)

a. (1 điểm, mỗi ý 0.5 điểm)

  • Đoạn 1 được kể khi ông Sáu chia tay con gái để lên chiến khu.
  • Đoạn 2 được kể trong lúc ông Sáu hi sinh.

b. (1 điểm, mỗi ý 0.5 điểm)

  • Từ "chết" được dùng theo nghĩa chuyển.
  • Vì: "chết" ở đây là mất đi về tình cảm, về tinh thần. "Tình cha con không thể chết" là tình cha con vẫn còn sống mãi, vẫn còn lưu lại trong tâm trí của bác Ba và mọi người.

c. (2 điểm, mỗi ý 1 điểm)

Trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà", có hai lần nhà văn miêu tả ánh mắt đầy ám ảnh của nhân vật ông Sáu. Ánh mắt ấy nói lên được nỗi đau và khát vọng của người cha trong chiến tranh.

  • Nỗi đau xa cách đứa con thơ, nỗi đau thể xác của vết thẹo trên má, nhất nỗi đau con gái yêu không nhận cha.
  • Khát vọng bác Ba trao tận tay cây lược cho bé Thu, khát vọng được yêu thương, chăm sóc, bù đắp cho con; khát vọng đất nước được độc lập, tự do.

Câu 2: (6 điểm)

a. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm văn nghị luận xã hội. Bố cục chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, diễn đạt lưu loát...

b. Yêu cầu về nội dung: Đây là một dạng đề mở, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song phải bày tỏ rõ quan điểm của mình về vấn đề nghị luận:Lời bài hát là lời của chân lý sống, cách sống và nghị lực sống. Sau đây là một số gợi ý về nội dung

  • Giải thích:
    • Hoa hồng là loài hoa có hương thơn nồng nàn, có màu sắc rực rỡ. Đây là một loài hoa đẹp, được coi là biểu tượng của tình yêu. Ở đây, hoa hồng có thể tượng trưng cho thành công và hạnh phúc mà con người đạt được.
    • Mũi gai: Hoa hồng đẹp nhưng có gai, đôi lúc cầm bông hồng đẹp trên tay cúng ta sẽ phải chịu đau đớn vì gai sắc nhọn của nó.
    • Trong cuộc sống, muốn đạt được thành công và hạnh phúc thì chúng ta phải biết vượt qua sóng gió và thử thách.
  • Bàn luận:
    • Hạnh phúc, vui sướng...luôn là ước mơ, là mục tiêu hướng tới của con người. Nhưng nghịch lí cuộc đời vẫn để khó khăn vất vả chiếm đa phần trong đời mỗi chúng ta. Muốn đạt được thành công, con người phải biết chấp nhận và vượt qua mọi khó khăn gian khổ ấy. (Dẫn chứng...)
    • Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió, lời bài hát như khẳng định thêm về ý chí của con người luôn hiên ngang vượt qua mọi gian nan sóng gió ở đời. Đây là bài học, là bức thông điệp đầy ý nghĩa về cách sống mà Trần Lập muốn gửi gắm đến chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thành công sẽ đến với những ai không bao giờ chùn bước và run sợ trước khó khăn. (Dẫn chứng...)
  • Phê phán:
    • Phê phán những người có lối sống nhút nhát, gặp khó khăn là nản chí, dễ bỏ cuộc. Những kẻ không chấp nhận thất bại, khó khăn mà tìm cách đi đến thành công bằng những thủ đoạn, mánh khóe. (Dẫn chứng...)

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

0