Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Tài liệu ôn thi đại học môn Văn PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG BÀ CỤ TỨ - VỢ NHẶT Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ là một ...
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG BÀ CỤ TỨ - VỢ NHẶT
Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nổi bật trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim lân. Nhằm giúp các bạn học sinh hiểu hơn về tác phẩm này, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn lớp 12, VnDoc.com xin giới thiệu tài liệu "".
Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích tình huống độc đáo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật trong truyện ngắn Vợ nhặt
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của tác giả Kim Lân
Phân tích đề bài: Các bạn chú ý kỹ, đề bài yêu cầu phân tích tâm trạng nhân vật chứ không phải phân tích nhân vật. Nếu phân tích nhân vật đơn thuần, bạn sẽ phải chú ý tới diện mạo, ngôn ngữ, hành động, tính cách… của nhân vật, trong khi đó, phân tích tâm trạng nhân vật thì bạn phải tập trung vào diễn biến đời sống bên trong của nhân vật.
I/ Mở bài:
1/ Hoàn cảnh sáng tác:
+ Truyện ngắn Vợ nhặt được Kim Lân sáng tác sau Cách mạng tháng Tám
+ Nhưng bối cảnh của tác phẩm là nạn đói khủng khiếp năm một chín bốn lăm. Những tháng ngày 1945 ấy, cái đói cứ bao vây nơi nơi, tưởng đâu đâu cũng ngửi thấy "mùi đói". Làng quê chìm trong ko khí tang thương với tiếng quạ kêu quang quác, của những nhà có người chết đói và thân phận rẻ rúng của bao cảnh đời: người ta có thể nhặt được vợ giữa đường chợ chỉ với 4 bát bánh đúc và mấy câu đùa cợt....
2/ Ý nghĩa câu chuyện:
+ Câu chuyện cảm động được diễn biến trong bóng tối của thời đói khát và chết chóc, tuy vậy nhưng nhà văn vẫn thể hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và niềm khao khát hạnh phúc của những người nghèo khổ.
+ Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả phát hiện và tập trung xây dựng thành công ở nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của anh Tràng, người đã “nhặt” vợ.
II/ Thân bài:
1. Giới thiệu sơ nét về Bà cụ Tứ:
Với tác phẩm vợ nhặt này ta không chỉ biết đến 1 anh Tràng thô nhám, cục mịch mà có lúc ngượng nghịu, ngẩn ngơ như một đứa trẻ lớn hiền lành, 1 chị vợ "chao chát, chỏng lỏn" mà "hiền hậu, đúng mực", ta còn biết đến 1 nhân vật nữa: một nv giữ cho câu chuyện "VN" có chiều sâu, mang lại cho tác phẩm sự mặn mà, đằm thắm. Đó là nhân vật bà cụ Tứ. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng của người mẹ nông dân này.
Đến khoảng giữa câu chuyện, Kim Lân mới cho nhân vật Bà cụ Tứ xuất hiện như để hoàn chỉnh hơn ý niệm về một gia đình, trong mối quan hệ "mẹ chồng nàng dâu" với người "vợ nhặt". Nhưng hẳn không chỉ thế. Hãy xem cách mà Kim Lân dẫn dắt chúng ta đến với nhân vật.