14/01/2018, 22:53

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử Nhằm giúp các bạn học sinh ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập để nắm vững hơn những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi trong đề thi một cách thuận lợi thư viện đề thi VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu tới bạn: . 

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử trường THPT số 3 An Nhơn, Bình Định 

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯU NHÂN CHÚ
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: KHXH - Môn lịch sử
Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 140

Câu 1: Điểm giống nhau cơ bản giữa "Cương lĩnh chính trị" đầu tiên (đầu năm 1930) với "Luận cương chính trị" (10/1930) là

A. xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.
B. xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo.
C. xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
D. xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi?

A. Anh rút khỏi Nam Phi
B. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khỡi nghĩa vũ trang
C. Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên
D. Nenxơn Manđêla được trả tự do

Câu 3: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được triển khai ở Đông Dương trong khoảng thời gian nào?

A. 1919 – 1933.      B. 1918 – 1933.     C. 1919 – 1929.         D. 1918 – 1929.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?

A. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
B. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
C. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
D. Buộc Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 5: Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?

A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.
B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền pháp thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội Nghị Véc-xai.
D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Câu 6: Trong các chiến thắng sau đây, chiến thắng nào đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta tiến lên bước phát triển nhảy vọt?

A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị               B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950   D. Phương án A và B đúng

Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu gì đối với Mĩ Latinh?

A. Biến Mĩ Latinh trở thành "sân sau" của mình
B. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh vào khối quân sự
C. Khống chế các nước Mĩ Latinh không cho quan hệ với các nước khác
D. Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền các nước Mĩ Latinh

Câu 8: Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào được tìm ra trong các dạng vật liệu dưới đây?

A. Sắt, thép.        B. Hợp kim        C. Pôlime.           D. Bê tông.

Câu 9: Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với các bậc tiền bối là sang

A. Trung Quốc.      B. phương Tây.       C. Nhật Bản.           D. phương Đông.

Câu 10: Năm 1960, lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi" vì:

A. Có 17 nước ở Bắc Phi được trao trả độc lập
B. Có 27 nước ở Tây Phi, Đông Phi,Trung Phi và Nam Phi được trao trả độc lập
C. Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha
D. Có 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi được trao trả độc lập

Câu 11: Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
B. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.
C. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.
D. Sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.

Câu 12: Phương hướng chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953-1954 là tiến công vào:

A. toàn bộ các chiến trường ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
B. vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp.
C. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
D. Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Nava.

Câu 13: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã bầu ai làm Chủ tịch Đảng?

A. Phạm Văn Đồng      B. Võ Nguyên Giáp       C. Hồ Chí Minh         D. Trường Trinh

Câu 14: Trung tâm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra ở 

A. miền Trung.     B. miền Nam.      C. trong cả nước.         D. miền Bắc.

Câu 15: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

A. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
C. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.
D. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.

Câu 16: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II quyết định đổi tên Đảng là?

A. Đảng Cộng Sản Đông Dương     B. Đảng lao Động Việt Nam
C. Đảng Cộng Sản Việt Nam          D. Đảng Lao Dộng Đông Dương

Câu 17: Những sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?

A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917).
B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919).
C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920).
D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.

Câu 18: Hạn chế lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

A. tạo ra vũ khí hiện đại, đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh mới.
B. nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
C. chế tạo vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá hủy diệt cực lớn, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
D. vấn nạn khủng bố đe dọa an ninh và hòa bình thế giới.

Câu 19: Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào để thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước?

A. Việt Nam cách mạng đồng chí hội.    B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Tân Việt cách mạng Đảng.                D. Tâm tâm xã.

Câu 20: Câu nói nổi tiếng "Không thành công cũng thành nhân!" là của

A. Nguyễn Khắc Nhu.      B. Nguyễn Thái Học.
C. Phạm Tuấn Tài.          D. Phó Đức Chính.

Câu 21: Đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

A. Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp.         B. Nông dân – địa chủ phong kiến.
C. Tư sản dân tộc – thực dân Pháp.             D. Vô sản - tư sản.

Câu 22: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 khẳng định bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam vì

A. thúc đẩy phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, tiểu thương phát triển.
B. từ đây liên minh công – nông được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng.
D. chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành ưu thế trong phong trào dân tộc.

Câu 23: Âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp bị thất baị hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?

A. Chiến dịch điện biên phủ 1954            B. Chiến dịch biên giới thu - đông 1950
C. Chiến cuộc đông – xuân 1953-1954     D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

Câu 24: Sau CTTG II, chính sách đối ngoại của Liên Xô luôn quán triệt mục tiêu

A. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ
B. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
C. Hòa bình, trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
D. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

Câu 25: Tổ chức không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là

A. Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).
B. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Câu 26: Đầu năm 1945, CTTG II bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề được đặt ra trước các nước đồng minh, ngoại trừ:

A. Hợp tác để phát triển kinh tế
B. Phân chia thành quả thắng lợi sau chiến tranh
C. Tổ chức lại TG sau chiến tranh
D. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít

Câu 27: Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp?

A. Trung đoàn thủ đô.     B. Việt nam giải phóng quân
C. Cứu quốc quân          D. Dân quân du kích

Câu 28: Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là

A. hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
B. xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
C. hòa nhập nhưng không hòa tan.
D. cùng tồn tại, phát triển hòa bình.

Câu 29: Đặc điểm nào mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp công nhân?

A. Sống tập trung ở nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.
B. Có ý thức tổ chức kỉ luật cao.
C. có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.
D. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến

Câu 30: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là

A. Campuchia, Malaixia, Brunây
B. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia
C. Miến Điện, Việt Nam, Philippin
D. Inđônêxia, Việt Nam, Lào

Câu 31: Thắng lợi tiêu biểu có ý nghĩa lớn đối với nhân dân các nước khu vực Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ là 

A. Cách mạng Goatêmala
B. Cách mạng Cuba
C. Cách mạng Nicaragoa
D. Cách mạng Vênêxuêla

Câu 32: Thiện chí của ta thể hiện trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

A. Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta đã kí hiệp định sơ bộ.
B. Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng.
C. Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước
D. Tất cả các câu đều đúng

Câu 33: Sự kiện nào dưới đây là tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa?

A. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
C. Góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế.
D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

Câu 34: Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản năm 1930 là

A. Trần Phú.      B. Lê Hồng Phong.         C. Trinh Đình Cửu         D. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 35: Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Tiểu tư sản.       B. Công nhân.      C. Nông dân.       D. Tư sản

Câu 36: Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai, mở đường cho đơn vị xông lên đánh địch trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950

A. Trần Cừ       B. La Văn Cầu      C. Phan Đình Giót           D. Bế Văn Đàn

Câu 37: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành ra nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920) có ý nghĩa gì?

A. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
B. Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
C. Phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ tự phát lên tự giác.
D. Đánh dấu bước chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chiến sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản.

Câu 38: Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản?

A. Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên đát nước Nhật Bản
B. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản
C. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản
D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết

Câu 39: Nhân vật nào dưới đây không tham gia hội nghị Ianta

A. Sớcsin         B. Rudơven
C. Đờ Gôn        D. Xtalin

Câu 40: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX và khởi đầu từ nước

A. Mĩ       B. Pháp.       C. Anh.            D. Đức

0