Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử lớp 12 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 ...
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
là đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 12 môn Sử có đáp án. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh ôn thi học sinh giỏi môn Sử, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố. Mời các cùng tham khảo.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm 2014-2015
430 câu hỏi luyện thi đại học, học sinh giỏi cấp THPT môn Lịch sử phần Việt Nam cận hiện đại
Sở GD & ĐT Bắc Ninh Trường THPT Lý Thái Tổ
|
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Lịch sử 12 Ngày thi: 15/9/2016 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu 1 (2 điểm): Những hoạt động cứu nước tiêu biểu của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX.
Thời gian |
Hoạt động |
1904 |
Thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. |
1905 – 1908 |
Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật du học… |
6/1912 |
Thành lập Việt Nam Quang phục hội tôn chỉ "Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. |
12/1913 |
Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở Quảng Đông… |
(Nguồn: Lịch sử 11 – NXBGD - 2015 - Trang 141)
Qua những hoạt động tiêu biểu trên hãy đánh giá những điểm tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
Câu 2 (4 điểm)
Vì sao Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước? Những hoạt động của Người trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?
Câu 3 (4 điểm)
- Trình bày sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc.
- Giải thích tại sao tổ chức Liên hợp quốc lại xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Từ nguyên tắc này hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
Câu 1
1. Đánh giá điểm tích cực trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu (1.0)
- Xác định được kẻ thù chính là thực dân Pháp
- Đề ra con đường cách mạng mới: đấu tranh vũ trang giành độc lập, tiến hành Duy tân, cải cách đưa Việt Nam tiến kịp các nước phương Tây.
2. Hạn chế (1.0)
- Chưa hiểu rõ bản chất của CNĐQ Nhật, nên dựa vào Nhật để đánh Pháp...
- Chưa thấy được vai trò to lớn, quyết định của quần chúng nhân dân trong đấu tranh cách mạng....
Câu 2
1. Vì sao Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước? (1.5)
* Tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc: Sinh ngày 19/5/1890 tại làng Sen – Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, trong gia đình Nho giáo, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, quê hương có truyền thống yêu nước. Người lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, chứng kiến cảnh lầm than khổ cực của nhân dân. Người cũng thấy các sĩ phu, văn thân yêu nước đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh nhưng đều bị đàn áp và thất bại.
Người rất khâm phục những nhà yêu nước tiền bối như cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh. Nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. Bởi như cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp, còn cụ Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp để chống phong kiến. Các phong trào đấu tranh đều bị đàn áp và thất bai, từ đó Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước...
2. Những hoạt động của Người trong những năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì? (2.5)
- 5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây ,đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình...Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi qua nhiều nước, nhiều chau lục khác nhau. Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man...
- Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, tại đây, Người làm nhiều nghề và tích cực tham gia vào phpng trào đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp...cũng tại đây, Người đã tiếp nhận ảnh hưởng của Cánh mạng tháng Mười Nga. Từ đây, tư tưởng của Người có những chuyển biến mạnh mẽ.
=> Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới chỉ bước đầu nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 3
1. Trình bày sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc. (2.5)
1.1. Sự thành lập
- Thực hiện những thỏa thuận của Hội nghị Ianta, từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu của 50 nước đã họp tại thành phố Xan Phranxixco (Mĩ) để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945, sau khi được các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
1.2. Mục đích
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, pháp triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước thành viên.
1.3. Nguyễn tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kè nước nào.
- Giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
2. Giải thích tại sao tổ chức Liên hợp quốc lại xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Từ nguyên tắc này hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
2.1. Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình vì: (0,5)
- Hiến chương Liên hợp quốc đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Chỉ có đấu tranh hoà bình mới tạo ra môi trường ổn định, bền vững cho tất cả các quốc gia.
2.2. Từ nguyên tắc này hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. (1.0)
- Việt Nam từng phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc nên càng thấm thía nỗi đau khổ từ chiến tranh. Vì vậy, nhân dân Việt Nam rất coi trọng hòa bình và luôn tận dụng mọi khả năng hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế.