Nghị luận xã hội: Suy nghĩ của anh (chị) về trò chơi Pokemon Go tại Việt Nam
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ của anh (chị) về trò chơi Pokemon Go tại Việt Nam Văn mẫu nghị luận xã hội về tác hại của trò chơi Pokemon Go Suy nghĩ của anh (chị) về trò chơi Pokemon Go tại Việt Nam Từ ...
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ của anh (chị) về trò chơi Pokemon Go tại Việt Nam
Suy nghĩ của anh (chị) về trò chơi Pokemon Go tại Việt Nam
Từ khi đổ bộ về Việt Nam, Pokemon Go là trò chơi tạo nên cơn sốt lớn trong giới trẻ. Bên cạnh những lợi ích tích cực như khiến mọi người năng vận động ra đường để săn bắt Pokemon, cách đọc bản đồ, tính kiên nhẫn, lập chiến lược... thì trò chơi này cũng gây nên nhiều hậu quả tiêu cực.
Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online
Nghị luận xã hội về tác động của Internet
Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học
Khi con người tự biến trò chơi thành thảm họa...
Pokemon Go là một trò chơi tương tác ảo trên smartphone Android và iOS vừa được phát hành vào tháng 7/2016 tại Úc và đang tạo ra một cơn sốt trên toàn cầu. Đầu tháng 8 này, Pokemon Go đặt chân đến Việt nam và ngay lập tức trở thành một trào lưu cuốn theo rất nhiều bạn trẻ.
Chỉ sau hơn một tháng phát hành, game Pokemon Go với sự kết hợp giữa thực tế ảo (những con thú) và thực tế thật (các vị trí địa lý có thực xung quanh người chơi), đã được tải tới hơn 100 triệu lượt. Bên cạnh những đặc tính khác biệt, mới mẻ và hấp dẫn, đây là một game được khuyến cáo là tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn cho người chơi. Thay vì ngồi một chỗ để chơi, người chơi Pokenmon Go sẽ phải đi ra ngoài đường, tới công viên, trường học, bệnh viện, những địa điểm có thực quanh mình để... bắt những con thú ảo.
Không nằm ngoài dự đoán, ngay sau khi phát hành tại Việt Nam vào đầu tháng 8 vừa qua, hàng triệu bạn trẻ của chúng ta đã tham gia trò chơi này ngay lập tức. Cũng ngay lập tức, trên mạng đăng đầy những hình ảnh cho thấy ở cả Hà Nội lẫn thành phố Hồ Chí Minh, rất nhiều người tham gia giao thông những ngày vừa qua vừa điều khiển xe vừa dán mắt vào chiếc điện thoại để bắt Pokemon.
Ngày ngày ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ CHí Minh, có đến hàng trăm thanh niên ra đường đi bắt... Pokemon, họ không quan tâm đến xung quanh, chỉ dán mắt vào chiếc điện thoại, thậm chí họ còn lập các team đi săn cùng. Trên nhiều vỉa hè, từng tốp người dựng xe chờ bắt Pokemon. Trong công viên, quảng trường từng người từng người di chuyển với chiếc điện thoại trước mặt. Từ sáng đến tối tại khu vực Hồ Gươm hay Quốc Tử Giám (Hà Nội) những đám đông tay cầm điện thoại di động đi săn Pkemon. Thậm chí nghe nói hơn 1 giờ đêm, vẫn có người tìm cách trèo vào khuôn viên Văn Miếu để bắt thú ảo.
Nguy cơ nhỡn tiền cho người chơi Pokemon Go ở Việt Nam là bị móc túi, cướp giật, tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật và những nguy hiểm khó lường như rơi xuống ao, hồ v.v. thậm chí phụ nữ và các bé gái khi chơi trò chơi này có thể bị rơi vào tình thế nguy hiểm khác.
Nhiều chuyên gia về sức khỏe tâm thần đã từng khuyến cáo, nếu nghiện dẫn đến chơi quá 7 tiếng/một ngày một trò chơi điện tử nào đó, bạn có nguy cơ bị rối loạn thần kinh. Khi rối loạn tâm thần kéo dài sẽ gây mệt mỏi, suy nhược, có những hành vi khác lạ, thiếu kiểm soát và có thể dẫn đến tự tử hoặc tấn công người khác, thậm chí là giết người.
Các trò chơi vốn được sinh ra để giúp con người giải trí, xả stress, giảm tải những căng thẳng mệt mỏi sau một quá trình làm việc hoặc vượt qua những khoảng thời gian trống, rút ngắn sự chờ đợi nào đó như chờ tàu xe, chờ lên máy bay... Chúng là công cụ phục vụ cuộc sống của con người. Chẳng hiểu sao một ngày chúng lại bỗng biến thành những "ông chủ" có thể sai khiến con người như những công cụ, làm con người mê mẩn đến quên cả thời gian, quên cả ăn, ngủ, quên cả sự an nguy đang rình rập mình.
Nhìn những tốp thanh niên đang độ tuổi mới bắt đầu cuộc sống, độ tuổi tràn trề khát vọng và có vô khối việc phải làm cho cuộc đời mình, cứ dí mắt vào chiếc điện thoại mà đi như người mắc bệnh mộng du, bất chấp tất cả, chỉ để bắt những con thú ảo của một trò chơi, mới thấy thật ngao ngán làm sao.
Nghĩ cho cùng, các trò chơi không có lỗi, chính con người mới tự biến trò chơi thành thảm họa và biến chính mình thành nạn nhân của chúng.