22/02/2018, 16:54

Đề thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 của Sở GD & ĐT Đồng Nai năm 2016

Mời thầy cô và các em tham khảo đề thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 của trường THPT Bùi Thị Xuân. Đề thi khá hay gồm 40 câu trắc nghiệm thời gian làm bài 45 phút. Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Đồng Nai Trường THPT Bùi Thị Xuân Đề Thi HK2 Môn Vật Lý 10 Năm học 2015 – 2016 ...

Mời thầy cô và các em tham khảo đề thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 của trường THPT Bùi Thị Xuân. Đề thi khá hay gồm 40 câu trắc nghiệm thời gian làm bài 45 phút.

Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Đồng Nai

Trường THPT Bùi Thị Xuân

Đề Thi HK2 Môn Vật Lý 10

Năm học 2015 – 2016

Thời gian làm bài : 45 phút

Câu 1: Một lượng hơi nước ở 100oC có áp suất 1 atm ở trong một bình kín. Làm nóng bình đến 150oC đẳng tích thì áp suất của khí trong bình là :

A. 2,75 atm.  B. 4,75 atm.    C. 1,13 atm.        D. 5,2 atm.

Câu 2: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?

2016-04-03_100216

Câu 3: Đối với một khối lượng khí xác định quá trình nào sau đây là đẳng áp:

A. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm

B. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng

C. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ

D. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ

Câu 4: Một xi lanh chứa 150cm3 khí ở áp suất 2.105pa. Pít tông nén khí trong xilanh sao cho thể tích khí giảm đi 50cm3. Hãy tính áp suất của khí trong xilanh lúc này ? Biết nhiệt độ không đổi.

A. 3. 105N/m2               B. 2.105N/m2

C. 6. 105N/m2                 D. 4. 105N/m2

Câu 5: Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây  hợp với phương ngang một góc 60o, lực tác dụng lên dây là 200N, công của lực đó khi thùng gỗ trượt đi được 20m là bao nhiêu ?

A. A = 2000 J    B. A = 10 J     C. A = 100 J      D. A = 1000 J

Câu 6: Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 100oC lên 200oC thì áp suất trong bình sẽ :

A. Có thể tăng hoặc giảm.     B. tăng lên hơn 2 lần.

C. tăng lên ít hơn 2 lần.       D. tăng lên đúng bằng 2 lần.

Câu 7: Đơn vị của nhiệt lượng là:

A. Jun      B. Kg           C. N              D. N/m

Câu 8: Biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát:

A. A = F.s       B. A = F.s.t      C. A = F/s      D. A = F.s.cosα

Câu 9: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10l đến thể tích 4l thì áp suất của khí tăng lên

A. 2,5 lần.    B. 4 lần.      C. 2 lần.        D. 1,5 lần.

Câu 10: Động năng của 1 vật thay đổi ra sao; nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc tăng 2 gấp lần ?

A. tăng 2 lần     B. tăng 4 lần

C. tăng 6 lần   D. Giảm 2 lần

Câu 11: 1m3 bằng:

A. 100 lít    B. 10 lít              C. 1000 lít        D. 1 lít

Câu 12: Cơ năng là đại lượng:

A. luôn luôn dương.             B. luôn luôn dương hoặc bằng 0.

C. có thể dương, âm hoặc bằng 0. D. luôn luôn khác 0.

Câu 13: Động năng của một vật sẽ tăng khi vật chuyển động:

A. thẳng đều              B. nhanh dần đều.

C. chậm dần đều.           D. biến đổi.

Câu 14: Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Thế năng đàn hồi của lò xo khi giãn ra 5 cm so với trạng thái ban đầu là bao nhiêu:

A. Wt = 12,5J                 B. Wđ = 62,5

C. Wt = 0,125J               D. Wt = 125J

Câu 15: Gọi là góc hợp bởi phương của lực và phương dịch chuyển. Trường hợp nào sau đây ứng với công phát động?

A. α > 90º          B. α = 90º

C. α = 180º        D.α < 90º

Câu 16: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?

2016-04-03_100723

Câu 17: Nội năng của một vật là:

A. Nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá truyền nhiệt và thực hiện công.

D. tổng động năng và thế năng của vật.

Câu 18: Chọn câu đúng: Đơn vị của công là:

A. New – tơn (N)     B. Oát (W)     C. kg.s        D. Jun (J)

Câu 19: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 1atm. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên bao nhiêu để áp suất tăng gấp 5 lần?

A. 1500K   B. 1300K.     C. 1600K           D. 1200K

Câu 20: Phương trình nào sau đây không phải là phương trình của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt ?

2016-04-03_101419

2016-04-03_101428

Câu 21: Để xác định trạng thái của một lượng khí nhất định ta cần tập hợp ba thông số:

A. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, khối lượng.

B. Thể tích, khối lượng, nhiệt độ tuyệt đối.

C. Áp suất, thể tích, khối lượng.

D. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, thể tích.

Câu 22: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích  được giữ không đổi gọi là quá trình…. ?

A. đẳng áp.                 B. đẳng nhiệt

C. đẳng quá trình.          D. đẳng tích.

Câu 23: Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ôtô có giá trị là bao nhiêu:

A. Wđ = 2.105J.           B. Wđ = 8.105J.

C. Wđ = 2.104J.              D. Wđ =4.105J.

Câu 24: Trong hệ thống đơn vị SI, đơn vị của động lượng là:

A. kg.m/s              B. kg.m.s2

C. kg.m.s               D. kg.m/s2

Câu 25: Phát biểu nào đúng khi nói về hệ cô lập ?

A. Hệ cô lập là hệ mà các vật tương tác nhau trong một thời gian rất ngắn.

B. Hệ cô lập là hệ mà các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau mà không tương tác với vật ngoài hệ.

C. Hệ cô lập là các hệ không tương tác với nhau.

D. Hệ cô lập là hệ mà các vật trong hệ chỉ tương tác rất ít với các vật khác ngoài hệ.

Câu 26: Động lượng là một đại lượng:

A. Vô hướng            B. Không xác định

C. Véctơ                 D. Chỉ tồn tại trong những vụ va chạm.

Câu 27: Khi đun nóng đẳng tích một khối lượng khí, nhiệt độ 300K thì áp suất 1atm. Khi nhiệt độ cuối của khối khí là 600K thì áp suất:

A. 6 atm       B. 2 atm             C. 4 atm            D. 0,5 atm

Câu 28: Một vật có khối lượng m = 3kg chuyển động với các vận tốc v = 5m/s. Độ lớn động lượng của vật là:

A. p = 15kg.m/s            B. p = 7 kg.m/s

C. p = 0 kg.m/s              D. p = 10kg.m/s

Câu 29: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 300C và áp suất 2bar. Hỏi phải tăng nhiệt độ tới bao nhiêu để áp suất tăng gấp đôi ?

A. 303K         B. 606K.             C. 406K           D. 730K

Câu 30: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt độ tuyệt đối?

A. Kenvil( K)                 B. Jun( J)

C. Paxcal( Pa)                D. Newton( N)

Câu 31: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì :

A. động năng của vật tăng gấp đôi

B. động lượng của vật tăng gấp đôi

C. gia tốc của vật tăng gấp đôi

D. thế năng của vật tăng gấp đôi

Câu 32: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất của khí tăng lên một lượng Dp = 50kPa. áp suất ban đầu của khí là:

A. 250kPa                      B. 200kPa

C. 100kPa                      D. 300kPa

Câu 33: Biểu thức tính công suất là:

A. P = A/F              B.P = A.t

C. P = A.s               D. P = A/t

Câu 34: Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến định luật Saclơ ?

A. Thổi không khí vào một quả bóng bay.

B. Đun nóng khí trong một xilanh kín.

C. Đun nóng khí trong một xilanh hở.

D. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.

Câu 35: Một vật có khối lượng m, nằm yên thì nó có thể có :

A. động năng              B. vận tốc

C. thế năng                    D. động lượng

Câu 36: Chọn phát biểu đúng ? Định luật bảo toàn động lượng áp dụng với:

A. Hệ hai vật bất kỳ         B. Chỉ có một vật

C. Hệ cô lập            D. Tất cả mọi trường hợp đều áp dụng được.

Câu 37: Một vật khối lượng m, có nhiệt dung riêng C, nhiệt độ đầu và cuối là t1 và t2. Công thức Q = Cm(t2 – t1) dùng để xác định:

A. nội năng                    B. nhiệt năng

C. nhiệt lượng                D. năng lượng

Câu 38: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào:

A. khối lượng của vật         B. độ cao của vật

B. gia tốc trọng trường       D. động năng của vật

Câu 39: Đơn vị của công suất là:

A. m/s          B. Jun (J)       C. New – tơn (N)          D. Oát ( W)

Câu 40: Một vật có khối lượng m =2kg được đưa lên cao 5m, lấy g =10m/s2 thế năng của vật tại đó sẽ là bao nhiêu ? ( Chọn gốc thế năng tại mặt đất ) :

A. Wt = 50J                B. Wt = 100J

C. Wt = 120J                  D. Wt = 10J

———- HẾT ———-

0