Giải bài 1,2,3, 4,5,6,7,8 trang 82,83 SGK Hóa 10: Phản ứng oxi hóa – khử
Tóm tắt lý thuyết và giải bài 1, 2 trang 82; bài 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 83 SGK Hóa 10 : Phản ứng oxi hóa – khử – Chương 4 Phản ứng oxi hóa – khử. A. Lý thuyết: Phản ứng oxi hóa – khử I- ĐỊNH NGHĨA PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ VÀ XÁC ĐINH SỐ OXI HOÁ 1. Định nghĩa phản ứng oxi ...
Tóm tắt lý thuyết và giải bài 1, 2 trang 82; bài 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 83 SGK Hóa 10: Phản ứng oxi hóa – khử – Chương 4 Phản ứng oxi hóa – khử.
A. Lý thuyết: Phản ứng oxi hóa – khử
I- ĐỊNH NGHĨA PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ VÀ XÁC ĐINH SỐ OXI HOÁ
1. Định nghĩa phản ứng oxi hoá – khử
Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tô’ hay phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong dó có sự chuyến electron giữa các chất phản ứng.
2. Xác định số oxi hoá trong hợp chất
Chú ý : Người ta ghi sô oxi hoá ở phía trên nguyên tử của nguyên tố. Ghi dấu trước, số sau.
II. QUAN HỆ GIỮA HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ CỦA NGUYÊN TỐ
Như ta đã biết một số nguyên tố có nhiều hoá trị khác nhau, vậy số oxi hoá và hoá trị của nguyên tố có liên quan gì với nhau không ?
Hoá trị gắn liền với liên kết hoá học. Số oxi hoá gắn liền với sự chuyển dịch electron nên nhiều khi số oxi hoá không trùng với hoá trị.
Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là các hợp chất của kim loại, giá trị tuyệt đối của số oxi hoá và hoá trị thường trùng nhau.
III- CHẤT KHỬ, CHẤT OXI HOÁ, SỰ OXI HOÁ, SỰ KHỬ
- Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng.
- Chất oxi hoá là chất nhận electron hay chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng.
- Sự oxi hoá của một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá chất dó.
- Sự khử của một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá chất đó.
Sự nhường electron chỉ có thể xảy ra khi có sự nhận electron. Vì vậy sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng diễn ra đồng thời trong một phản ứng.
IV- LẬP PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG 0XI HOÁ – KHỬ
Để lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử theo phương pháp tháng bằng electron, ta thực hiện các bước sau đây :
Bước 1 : Ghi số oxi hoá của những nguyên tố có số oxi hoá thay đổi :
Bước 2 : Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình :
Bước 3 : Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận :
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 10 trang 82,83: Phản ứng oxi hóa – khử
Bài 1. (SGK Hóa 10 trang 82)
Cho các phản ứng sau :
A. 2HgO –tº→ 2Hg + O2
B. СаСОз –tº→ CaO + CO2.
C. 2Al(OH)3 –tº→ Al2O3 + 3H2O
D. 2NaHCO3 –tº→ Na2CO3 + CO2 + H2O
Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử.
Giải bài 1:
Đáp án đúng: A. 2HgO –tº→ 2Hg + O2
Bài 2. (SGK Hóa 10 trang 82)
Cho các phản ứng sau :
A. 4NH3 + 5O2 —> 4NO + 6H2O
B. 2NH3 + 3Cl2 —> N2 + 6HCl
C. NH3 + 3CuO —> 3Cu + N2 + 3H2O
D. 2NH3 + H2O2 + MnS04 —> Mn02 + (NH4)2SO4.
Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử ?
Giải bài 2:
Đáp án đúng: D. 2NH3 + H2O2 + MnS04 —> Mn02 + (NH4)2SO4.
Bài 3. (SGK Hóa 10 trang 83)
Trong số các phản ứng sau :
A. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
B. N2O5+ H2O → 2HNO3
C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O
D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá – khử.
Giải bài 3:
Trong các phản ứng trên chỉ có phản ứng C là phản ứng oxi hoá – khử vì có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
Bài 4. (SGK Hóa 10 trang 83)
Trong phản ứng : 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
NO2 đóng vai trò gì ?
A. Chỉ là chất oxí hoá.
B. Chỉ là chất khử.
C. Là chất oxi hoá, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
D. Không là chất oxi hoá, không là chất khử
Chọn đáp án đúng
Giải bài 4:
NO2 đóng vai trò vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử : C đúng.
Bài 5. (SGK Hóa 10 trang 83)
Phân biệt chất oxi hoá và sự oxi hoá, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.
Giải bài 5:
Chất oxi hoá là chất nhận electron.
Sự oxi hoá một chất là làm cho chất đó nhường electron.
Chất khử là chất nhường electron.
Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.
Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
– Nguyên tử Fe nhường elcctron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hoá nguyên tử sắt.
– Ion đồng nhận electron, là chất oxi hoá. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.
Bài 6. (SGK Hóa 10 trang 83)
Thế nào là phản ứng oxi hoá – khử ? Lấy ba thí dụ.
Giải bài 6:
Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.
Thí dụ:
Bài 7. (SGK Hóa 10 trang 83)
Lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron :
a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Cl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O.
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được MgSO4, s và H2O.
Giải bài 7:
Các phương trình phản ứng oxi hoá – khử :
b)
c)
Bài 8. (SGK Hóa 10 trang 83)
Cần bao nhiêu gam đồng để khử hoàn toàn lượng ion bạc có trong 85 ml dung dịch AgNO3 0,15M ?
Giải bài 8:
Phương trình hoá học của phản ứng :
Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag
1mol 2mol
x mol ← 0,01275 mol
x = = 0,006375 mol
mCu tham gia phản ứng : 0,006375 X 64 = 0,408 g.
Bài sau: Giải bài 1,2,3, 4,5,6, 7,8,9 trang 86,87 SGK Hóa 10: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ