Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lý 10 Sở GD & ĐT Hà Nội năm học 2015 –…
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật Lý lớp 10 của Trường THPT Tùng Thiện – Sở GD & ĐT Hà Nội năm học 2015 – 2016. Thời gian làm bài 45 phút. Các em tham khảo chi tiết dưới đây. Xem thêm: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh có đáp án Sở GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT TÙNG ...
Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật Lý lớp 10 của Trường THPT Tùng Thiện – Sở GD & ĐT Hà Nội năm học 2015 – 2016. Thời gian làm bài 45 phút. Các em tham khảo chi tiết dưới đây.
Xem thêm: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Anh có đáp án
Sở GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT TÙNG THIỆN
Đề Kiểm Tra Học Kì 1
Môn: Vật Lý – Lớp 10
Thời gian làm bài 45 phút
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác duy nhất thì nó sẽ:
A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc.
B. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn.
C. Chuyển động thẳng đều mãi mãi.
D. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 2: Một cái thùng có khối lượng 50 kg chuyển động theo phương ngang dưới tác dụng của một lực 150 N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu?Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
A.1,01 m/s2. B. 1,04 m/s2. C. 1 m/s2. D. 1,02m/s2.
Câu 3: Một tấm ván nặng 270N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa phải là 1,60m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên trái là:
A.180N. B. 80N. C. 160N. D. 90N.
Câu 4: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 80 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là:
A. 1s và 20m. B. 2s và 40m. C. 3s và 60m. D. 4s và 80m.
Câu 5: Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét ?
A. 10 N. B. 11N. C. 10 Nm. D. 11Nm.
Câu 6: Chọn đáp án đúng.
Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho
A. tác dụng kéo của lực. B. tác dụng nén của lực.
C. tác dụng uốn của lực. D. tác dụng làm quay của lực.
Câu 7: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Biết góc của hai lực là 900. Hợp lực có độ lớn là
A. 25N. B. 2N. C. 15 N. D. 1N.
Câu 8: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1N để nén lo xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là:
A. 7,5cm. B. 12.5cm. C. 9,75cm. D. 2,5cm.
Câu 9: Chọn đáp án đúng.
Trọng tâm của vật là điểm đặt của
A. lực hướng tâm tác dụng vào vật.
B. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
C. lực đàn hồi tác dụng vào vật.
D. trọng lực tác dụng vào vật.
Câu 10: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:
A. Lực tác dụng ban đầu. B. Phản lực.
C. Quán tính. D. Lực ma sát.
Câu 11: Một vật có khối lượng 800g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng, nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu?
A. 1600N. B. 1,6N C. 16N D. 160N.
Câu 12: Công thức của định luật Húc là:
A. F = k⌊ΔL⌋ B. F = ma C. F = υN
Câu 13: Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s. Lấy g = 10m/s2.
A. y = 10t + 10t2. B. y = 10t + 5t2.
C. y = 0,05 x2. D. y = 0,1x2.
Câu 14: Một ngẫu lực gồm hai lực F1 và F2 có độ lớn F1 = F2 = F , cánh tay đòn là d. Mômen của ngẫu lực này là :
A. F.d/2. B. Fd. C. (F1 – F2)d. D. 2Fd.
II. Tự Luận:
Bài 1 (1.5 đ): Lực F truyền cho vật khối lượng m1 thì vật có gia tốc a1 = 2m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 thì vật có a2 = 3m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m3 = m1 + m2 thì vật có gia tốc là bao nhiêu?
Bài 2(1.5 đ) : Từ một đỉnh tháp cao 80m, một vật nhỏ được ném theo phương ngang với v0 = 20m/s, g = 10m/s2.
a. Vật chạm đất cách chân tháp bao xa.
b. Tính tốc độ chạm đất của vật.
Chúc các em làm bài tốt.
*** HẾT ***