Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Vĩnh Tân, Sóc Trăng năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Vĩnh Tân, Sóc Trăng năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án Thư viện đề ...
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Vĩnh Tân, Sóc Trăng năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án
Thư viện đề thi lớp 2 xin giới thiệu Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường tiểu học Vĩnh Tân, Sóc Trăng năm học 2016 - 2017 bao gồm đáp án và các câu hỏi chuẩn mức độ theo Thông tư 22 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối kì 2, cuối năm học đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu tham khảo cho các thầy cô khi ra đề cho các em học sinh. Sau đây mời các em cùng tham khảo chi tiết.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường Tiểu học Mỹ Thành năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 trường tiểu học Phường 1, Tiền Giang năm 2016 - 2017
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán, Tiếng Việt lớp 2
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TÂN 3 Lớp: 2 / ..... Họ và tên học sinh: ............................................................................ ............................................................................ |
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT Ngày: .... / 05 / 2017 |
A. Phần kiểm tra đọc
......../ 4 điểm I. ĐỌC THÀNH TIẾNG
Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn, thơ khoảng 50 tiếng/phút từ các bài tập đọc sau đây đã học ở sách Tiếng Việt 2 – Tập 2. Sau đó HS trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên nêu) về nội dung đoạn học sinh được đọc.
1. Kho báu Đoạn: .............
2. Những quả đào Đoạn:.............
3. Ai ngoan sẽ được thưởng Đoạn:.............
4. Chiếc rễ đa tròn Đoạn:.............
5. Chuyện quả bầu Đoạn:.............
6. Bóp nát quả cam Đoạn:.............
......../ 6 điểm II. ĐỌC THẦM:
Cô gái đẹp và hạt gạo
Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ - bia giận dữ quát:
- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.
Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
Theo Truyện cổ Ê - đê
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1. Biết thóc gạo giận mình bỏ đi Hơ - bia như thế nào? (M1) 0.5 điểm
A. Ân hận.
B. Vui mừng.
C. Vẫn bình thường.
Câu 2. Lúc đầu, cô Hơ-bia đối xử như thế nào với cơm gạo? (M1) 0.5 điểm
A. Yêu quý cơm gạo.
B. Khinh rẻ cơm gạo.
C. Ân cần.
Câu 3. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? (M2) 0.5 điểm
A. Vì thóc gạo thích đi chơi.
B. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi.
C. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo.
Câu 4. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia: (M2) 0.5 điểm
A. Vì Hơ - bia không có gì để ăn.
B. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.
C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia.
Câu 5. Em có suy nghĩ gì về hành động lúc đầu của cô Hơ-bia ? (M3) 1 điểm
.................................................................................................................................
Câu 6. Bài đọc trên khuyên chúng ta điều gì?(M4) 1 điểm
..................................................................................................................................
Câu 7. Bộ phận được gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? (M1) 0.5 điểm
"Ở một làng Ê - đê có cô Hơ – bia xinh đẹp"
A. Vì sao?
B. Để làm gì?
C. Như thế nào?
Câu 8. Trong câu "Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm.", có thể thay từ ân hận bằng từ nào? (M2) 0.5 điểm
A. Hối hận?
B. Ân cần?
C. Hối hả?
Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống: (M3) 1 điểm
Hôm ấy □ tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác □ Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo.
B. Phần kiểm tra viết
I/..... / 4 điểm I. CHÍNH TẢ: Nghe - viết
Nghe viết bài "Cây và hoa bên lăng Bác" SGK Tiếng Việt tập 2/ trang 111
GV viết tựa bài và đọc cho HS viết đoạn văn. "Cây và hoa ..........nở lứa đầu"
II/.... / 6 điểm TẬP LÀM VĂN:
Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) tả ngắn về một loại quả mà em thích .
Dựa vào những gợi ý sau:
- Quả em thích là quả gì?
- Quả có màu sắc, hình dạng như thế nào? (Vỏ, cuống, ruột........)
- Quả có lợi ích gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
A. KIỂM TRA ĐỌC
1. Phần đọc thầm và làm bài tập 6đ
- Câu 1 (0.5 đ): chọn A
- Câu 2 (0.5 đ): chọn B
- Câu 3 (0.5 đ): chọn C
- Câu 4 (0.5 đ): chọn B
- Câu 5 (1 đ): Hành động của Hơ-bia là không tốt, chúng ta phải biết yêu quý cơm gạo.
- Câu 6 (1 đ) : Bài đọc trên khuyên chúng ta phải biết yêu quý thóc gạo và siêng năng, chăm chỉ lao động.
- Câu 7 (0.5 đ): chọn C
- Câu 8 (0.5 đ): chọn A
- Câu 9: (1 đ) Hôm ấy, Tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo.
2. Phần đọc thành tiếng: 4đ
Cách đánh giá và cho điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
B. KIỂM TRA VIẾT
Phần Chính tả – 4 điểm
Hướng đẫn chấm điểm chi tiết
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
Phần Tập làm văn – 6 điểm
Hướng đẫn chấm điểm chi tiết
- Nội dung (ý): 3 điểm
HS viết được đoạn văn gốm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
- Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm