14/01/2018, 22:16

Đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 10 năm học 2013-2014 trường THPT Bắc Trà My

Đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 10 năm học 2013-2014 trường THPT Bắc Trà My Đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 Đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 10 , Quảng Nam là đề thi thử học kì 2 môn Sinh học dành cho các ...

Đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 10 năm học 2013-2014 trường THPT Bắc Trà My

Đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 10

, Quảng Nam là đề thi thử học kì 2 môn Sinh học dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo và học tập. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 tự hệ thống củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 10 môn Sinh học sắp diễn ra.

Đề thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014-2015

Đề kiểm tra học kì II môn Toán khối 10 năm 2011 - Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam

Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: SINH HỌC
NĂM HỌC 2013 - 2014
Thời gian: 60 phút.
Họ và tên: …………………………
Lớp : .10/...........
Số báo danh: .........
Phòng thi:...........

ĐIỂM:

Nhận xét của giáo viên

MÃ ĐỀ 132

I. PHẦN CHUNG: (6 điểm)

Chung cho tất cả các thí sinh

Câu 1: Trong các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, chất nào diệt khuẩn có tính chọn lọc:

A. các chất kháng sinh         B. cồn, iot          C. clo         D. các hợp chất phenol

Câu 2: Trong công nghiệp sản xuất bột giặt người ta sử dụng một số loại VSV tạo enzym. Vậy những VSV này có đặc tính gì?

A. Vi khuẩn ưa axit                                  B. Vi khuẩn ưa bazơ

C. Vi khuẩn ưa axit và ưa trung tính       D. Vi khuẩn ưa trung tính.

Câu 3: Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là:

A. Thời gian sinh trưởng và phát triển      B. Thời gian tiềm phát

C. Thời gian sinh trưởng                           D. Thời gian một thế hệ.

Câu 4: ADN, NST nhân đôi ở pha nào của kì trung gian.

A. Pha G2             B. Pha G1 và S             C. Pha G1         D. Pha S

Câu 5: Làm nước mắm là ứng dụng của quá trình:

A. Phân giải prôtêin          B. Lên men rượu etilic          C. Lên men lactic         D. Phân giải xenlulôzơ

Câu 6: Kết quả của một tế bào sau một lần nguyên phân:

A. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST là 2n          B. Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST là 2n

C. Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST là n            D. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST là n.

Câu 7: Hình thức sống của vi rut là:

A. Sống kí sinh không bắt buộc                        B. Sống hoại sinh

C. Sống cộng sinh                                            D. Sống kí sinh bắt buộc

Câu 8: Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon là CO2 và nguồn năng lượng là ánh sáng thì có kiểu dinh dưỡng là:

A. Quang tự dưỡng          B. Hóa tự dưỡng         C. Quang dị dưỡng         D. Hóa dị dưỡng

Câu 9: Sinh trưởng của vi sinh vật là gì?

A. là sự tăng lên về khối lượng của tế bào vi sinh vật

B. là sự tăng lên về kích thước của tế bào vi sinh vật

C. là sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào của vi sinh vật

D. là sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật

Câu 10: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là:

A. S,G1,G2            B. G1,S,G2              C. G2,G2,S         D. S,G2,G1

Câu 11: Glucôzơ vi khuẩn lactic đồng hình X + Năng lượng. X là:

A. axit axetic            B. axit lactic              C. nước               D. rượu etilic

Câu 12: Giả sử trong 1 quần thể vi khuẩn số lượng tế bào ban đầu là 12 tế bào, sau một thời gian nuôi cấy số lượng tế bào là 96 tế bào, biết thời gian thế hệ là 30 phút. Hỏi đã nuôi cấy vi khuẩn trên trong thời gian bao lâu?

A. 100 phút             B. 120 phút             C. 60 phút            D. 90 phút

Câu 13: Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp:

A. làm thức ăn ngon hơn                                                 B. tiêu diệt được vi sinh vật

C. kìm hãm sự sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật       D. làm tăng hương vị thức ăn

Câu 14: “NST co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào” là diễn biến của kì nào?

A. Kì giữa 2              B. Kì đầu 1              C. Kì giữa 1             D. Kì đầu 2

Câu 15: Virut có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là:

A. lõi axit nuclêic và vỏ prôtêin              B. lõi axit nuclêic và vỏ ngoài

C. vỏ prôtêin và gai glycôprôtêin           D. vỏ ngoài và gai glycôprôtêin

Câu 16: Cơ thể đa bào lớn lên là nhờ quá trình:

A. Thụ tinh              B. Nguyên phân             C. Giảm phân            D. Tất cả đều sai

Câu 17: Thể thực khuẩn là virut có cấu trúc:

A. Dạng xoắn         B. Dạng khối                 C. Dạng phối hợp        D. Dạng que

Câu 18: Vi sinh vật phát triển trên môi trường là dịch ép nước vải thì môi trường trên là môi trường gì?

A. Môi trường dùng chất tự nhiên          B. Môi trường bán tổng hợp

C. Môi trường sống                                D. Môi trường tổng hợp.

Câu 19: Virut nào sau đây gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người?

A. Thể thực khuẩn              B. H5N1                      C. HIV          D. Virut của Ecoli.

Câu 20: Giai đoạn sơ nhiễm của bệnh AIDS kéo dài trong thời gian:

A. 1-10 năm                       B. 5 tuần – 3 tháng      C. 2 tuần – 3 tháng           D. 3 năm.

Câu 21: Tế bào của ruồi giấm (2n = 8NST) ở kỳ sau của nguyên phân có:

A. 8 nhiễm sắc thể đơn                 B. 8 crômatit

C. 16 nhiễm sắc thể kép               D. 16 nhiễm sắc thể đơn.

Câu 22: Một số tế bào sinh dưỡng (2n = 46NST) thực hiện phân bào một số lần liên tục tạo ra tế bào mới với tổng số nhiễm sắc thể đơn là: 8832 NST. Số tế bào (TB) tham gia phân bào và số lần phân bào là:

A. 6 TB phân chia 5 lần              B. 6 TB phân chia 3 lần          C. 5 TB phân chia 6 lần          D. 4 TB phân chia 5 lần.

Câu 23: Quá trình nguyên phân và giảm phân giống nhau ở điểm:

A. có 1 lần phân chia NST           B. có 1 lần nhân đôi NST

C. có 2 lần phân chia NST           D. có sự trao đổi đoạn giữa các NST tương đồng.

Câu 24: “Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic” là đặc điểm của virut có cấu trúc:

A. Cấu trúc xoắn                         B. Cấu trúc khối
C. Cấu trúc hỗn hợp                   D. Cấu trúc khối và hỗn hợp.

II. PHẦN RIÊNG: (4 điểm).

Thí sinh chọn một trong hai phần:

A. DÀNH CHO THÍ SINH BAN CƠ BẢN:

Câu 1: Trình bày chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ? (2đ) 

Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số tế bào nhất định? (1đ)

Câu 2: Cần có thái độ và nhận thức như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV? (1đ)

B. DÀNH CHO THÍ SINH BAN KHTN:

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục. Tại sao nói: “Dạ dày, ruột ở người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV”? (3đ)

Câu 2: Dựa vào hình thái virut có thể phân thành những dạng nào và cho ví dụ? Có thể nuôi cấy virut trong môi trường nhân tạo như vi khuẩn được không? (1đ).

HẾT.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học 10 

1. A      2.B      3. C      4.D     5.A     6.A     7. D     8.A    9.D   10.B  
11.B    12.D    13.C     14.C   15.A    16.B   17.C    18.A   19.C  20.A    
21.D    22.A     23.B    24.A.

II. Phần riêng:

1. Tự luận: (Ban nâng cao).

Câu 1: (3đ)

- Pha tiềm phát:

  •  SLTB chưa tăng
  •  Enzym cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất
  •  Vi khuẩn thích ứng với môi trường

- Pha lũy thừa:

  •  Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ
  •  SLTB tăng theo cấp số nhân
  •  Tốc độ sinh trưởng đạt cực đại

- Pha cân bằng:

  • Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian

- Pha suy vong:

  • SLTB trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất độc hại ngày càng tăng)

* Vì trong dạ dày cũng thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và cũng thường xuyên lấy đi chất độc hại.

Câu 2: (1đ)
Dựa vào hình thái chia thành 3 loại:

  • Cấu trúc xoắn: virut khảm thuốc lá.
  • Cấu trúc khối: virut Adeno
  • Cấu trúc hỗn hợp: phago T2

* Không thể nuôi cấy virut trên môi trường nhân tạo như ở vi khuẩn vì virut sống kí sinh nội bào bắt buộc.

2. Tự luận (Dành cho ban cơ bản):

Câu 1: Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ: (3đ)

a. Giai đoạn hấp phụ;

- Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ thì VR mới bám vào được.

b. Giai đoạn xâm nhập:

- Đối với phago: enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất,còn vỏ nằm bên ngoài.

- Đối với VR động vật: đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ”.

c. Giai đoạn sinh tổng hợp

- VR sử sụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để sinh tổng hợp axit nucleic và vỏ protein cho riêng mình.

d. Giai đoạn lắp ráp.

- Lắp axit nucleic vào vỏ protein để tạo thành VR hoàn chỉnh.

e. Giai đoạn phóng thích

- VR sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài:

- Nếu VR làm tan tế bào gọi là VR độc.

- Nếu VR không làm tan tế bào gọi là VR ôn hòa.

* Mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì trên bề mặt tế bào chủ có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mối loại VR.

Câu 2: Nhận thức và thái độ để phòng tránh lây nhiễm HIV (1đ)

- Có lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh y tế, loại trừ các tệ nạn xã hội….

- Không phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV, cần chăm sóc, động viên để họ vượt qua mặt cảm, không bi quan chán nản…

0