14/01/2018, 16:17

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh lớp 12 có đáp án Đề thi học kỳ 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2016 được ...

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016

Đề thi học kỳ 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2016

được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là đề luyện tập và củng cố kiến thức môn Sinh hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Hồng Đức, Quảng Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015

SỞ GD & ĐT TỈNH THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: SINH HỌC LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành 2 dạng là biến động:

A. theo chu kì đêm và theo chu kì mùa
B. không theo chu kì và biến động theo chu kì
C. theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì.
D. theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm

Câu 2: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
B. Trong một lưới thức ăn mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
C. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản
D. Trong 1 chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.

Câu 3: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
B. phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
D. phân bố theo nhóm thường gặp khi đk sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh trang gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 4: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về nhóm sinh vật nào?

A. Giới vi khuẩn             B. Giới thực vật            C. Giới động vật             D. Giới nấm

Câu 5: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

A. Quan hệ hỗ trợ.                                              B. Cạnh tranh khác loài.
C. Kí sinh cùng loài.                                            D. Cạnh tranh cùng loài

Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể là:

A. mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất- nhập cư, nguồn sống
B. mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư, mức nhập cư
C. khối lượng tối đa của cá thể, mức sinh sản, mức xuất cư, nhập cư
D. mức sinh sản, mức tử vong, kích thước tối đa của cá thể.

Câu 7: Hiện tượng khống chế sinh học đã:

A. làm cho 1 loài bị tiêu diệt                                B. làm cho quần xã chậm phát triển
C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã    D. mất cân bằng trong quần xã.

Câu 8: Nhân tố nào là nhân tố sinh thái vô sinh?

A. Rừng mưa nhiệt đới                                       B. Lá khô trên sàn rừng
C. Cá Rôphi                                                        D. Đồng lúa

Câu 9: Quần xã sinh vật là:

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô...chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
B. Ở Miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét và nhiệt độ xuống dưới 80C
C. Ở đồng rêu Phương bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm
D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

Câu 11: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là:

A. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
B. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố của các cá thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể
C. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức tối đa, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Câu 12: Quần thể là:

A. một nhóm các cá thể trong cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
B. tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
C. tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, sinh sống trong các khoảng không gian xác định, vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới
D. tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, sinh sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới

Câu 13: Hệ sinh thái bao gồm:

A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

Câu 14: Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Nhận xét nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?

A. Là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước và mắt xích phía sau trong chuỗi thức ăn.
B. Là sinh vật tiêu thụ bậc 1
C. Là sinh vật tiêu thụ bậc 2
D. Vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.

Câu 15: Diễn thế sinh thái là:

A. quá trình hình thành một quần thể sinh vật mới.
B. quá trình tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
D. quá trình hình thành loài mới ưu thế hơn.

Câu 16: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là:

A. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết
B. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hóa được
C. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích
D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên 1 đơn vị diện tích.

Câu 17: Ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là:

A. con người trồng xen canh giữa ngô và lạc
B. hải quỳ và tôm ký cư luôn di chuyển cùng nhau
C. các loài cây mọc cùng sống trong 1 khu rừng
D. các loài ong, kiến, mối luôn sống thành đàn

Câu 18: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:

A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

Câu 19: Hình dạng mỏ khác nhau của 1 số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn thịt phản ánh điều gì?

1 - Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim
2 - Mỗi ổ sinh thái của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi
3 - Phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng
4 - Phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi
5 - Phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.

Tổ hợp câu trả lời đúng là:

A. 1, 2, 3                     B. 1, 2, 3, 4                   C. 1, 2                   D. 2, 3, 4, 5

Câu 20: Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 21: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?

A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển.
C. Sâu bọ sống trong các tổ mối
D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối

Câu 22: Khi khai thác 1 quần thể cá trong hồ nếu nhiều mẻ lưới đều thu được tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế hơn so với cá con thì kết luận nào sau đây chính xác?

A. Chưa khai thác hết tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ
B. Khai thác quá mức tiềm năng sinh học của quần thể cá ở trong hồ
C. Khai thác đến mức quần thể cá chuẩn bị suy kiệt về số lượng cá thể của qt cá
D. Khai thác đúng với tiềm năng sinh học về số lượng cá thể của quần thể cá trong hồ.

Câu 23: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?

A. Rái cá trong hồ.                                      B. Ếch nhái ven hồ.
C. Ba ba ven sông.                                     D. Vi khuẩn lam trong hồ.

Câu 24: Cho các tập hợp sinh vật sau:

1 - Những con bướm cùng sống trong 1 cánh đồng cỏ
2 - Những con ong vò vẽ cùng làm tổ trên 1 cây
3 - Những con chuột cùng sống trong 1 cánh đồng cỏ
4 - Những con chim cùng sống trong 1 khu vườn
5 - Những con thú cùng sống trong 1 khu rừng
6 - Những cây cỏ cùng sống trong 1 cánh đồng cỏ
7 - Những cây mọc ven bờ hồ
8 - Những con hải âu cùng làm tổ ở 1 vách núi
9 - Những con ếch và nòng nọc của nó trong 1 ao.

Số tập hợp sinh vật là quần thể:

A. 4                            B. 6                          C. 3                              D. 5

Câu 25: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là:

A. Số lượng cá thể nhiều nhất mà qt có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
B. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
C. Số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể
D. Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại, phát triển.

Câu 26: Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây không thuộc quan hệ kí sinh vật chủ?

A. Giun đũa và lợn                                  B. Rận, bét và bò
C. Phong lan và cây thân gỗ                   D. Tầm gửi và cay thân gỗ.

Câu 27: Với loài kiến nâu, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 200C thì trứng nở toàn cá thể cái và ngược lại. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của kiến nâu là:

A. ánh sáng                                            B. nhiệt độ
C. tỉ lệ tử vong giữa cá thể đực và cái   D. dinh dưỡng

Câu 28: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim có mối quan hệ:

A. cạnh tranh (về nơi đẻ)
B. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản)
C. hội sinh
D. ức chế - cảm nhiễm

Câu 29: Trong một hệ sinh thái:

A. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.

Câu 30: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi

A. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất
B. mức sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ nhau
C. điều kiện môi trường không bị giới hạn
D. mức sinh sản giảm mức tử vong tăng.

Đáp án đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học lớp 12 năm 2016

1. B

2. A

3. D

4. B

5. D

6. B

7. C

8. B

9. D

10. B

11. A

12. A

13. A

14. D

15. C

16. C

17. D

18. C

19. C

20. A

21. D

22. A

23. D

24. C

25. B

26. C

27. B

28. D

29. C

30. C

0