Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật Lý lớp 6 năm 2015 trường THCS Hoàng Việt, Lạng Sơn
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật Lý lớp 6 năm 2015 trường THCS Hoàng Việt, Lạng Sơn Đề thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 6 có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật Lý là đề thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 6 dành ...
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật Lý lớp 6 năm 2015 trường THCS Hoàng Việt, Lạng Sơn
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật Lý
là đề thi học kì 2 môn Vật Lý lớp 6 dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo ôn luyện môn Lý lớp 6, giúp các bạn ôn tập tốt môn Vật Lý lớp 6, nắm chắc kiến thức cho kì thi giữa kì, thi cuối năm lớp 6 môn Lý.
Đề kiểm tra học kì II lớp 6 môn Toán - Phòng Giáo dục Quận 3 TPHCM
Đề kiểm tra học kì II lớp 6 môn Toán - Phòng Giáo dục Bảo Lộc, Lâm Đồng (Đề 3)
Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 6 phòng Giáo dục Bảo Lộc - Lâm Đồng
Đề ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2014-2015
TRƯỜNG THCS HOÀNG VIỆT Họ và tên:................................................................. Lớp:.................... Học sinh làm bài vào tờ đề |
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÝ 6 (Thời gian làm bài 45 phút không kể giao đề) Đế kiểm tra có 02 trang |
Câu 1. Nêu những đặc điểm chung về sự nở vì nhiệt của các chất.
Câu 2. Giải thích sự tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây về ban đêm? Tại sao khi mặt trời lên những giọt nước đọng trên lá cây lại tan.
Câu 3. Hãy giải thích vì sao các tấm tôn lợp nhà lại có hình lượn sóng?
Câu 4: Hình bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến đựng trong một ống nghiệm được đun nóng liên tục. Mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm trong các khoảng thời gian sau:
a. Từ phút thứ 0 đến phút thứ 5
b. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15
c. Từ phút thứ 15 đến phút thứ 20
Câu 5: Bạn Bình học sinh lớp 6A giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ, vì vỏ quả bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên. Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích của bạn Bình là sai.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật Lý
Câu 1 (3,0 điểm)
- Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. (0,5 điểm)
- Các chất rắn, chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (0,5 điểm)
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. (1,0 điểm)
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (1,0 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm)
- Ta biết rằng, trong không khí có hơi nước. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành những giọt nước đọng trên lá cây (1,0 điểm)
- Khi mặt trời lên, nhiệt độ những giọt nước này bay hơi đó là hiện tượng sương tan. (1,0 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm)
- Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. (1,5 điểm)
- Khi trời mưa dễ thoát nước (0,5 điểm)
Câu 4 (2,0 điểm)
- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 5: Nhiệt độ của băng phiến tăng, băng phiến ở thể rắn. (0,5 điểm)
- Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15: Băng phiến nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. Băng phiến ở thể rắn và lỏng (1,0 điểm)
- Từ phút thứ 15 đến phút thứ 20: Băng phiến ở thể lỏng, nhiệt độ của băng phiến tăng. (0,5 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm)
- Khi quả bóng bàn bị bẹp, dùng kim khâu nhỏ chọc thủng quả bóng bàn. (0,5 điểm)
- Đem quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, quả bóng bàn không phồng trở lại như cũ, chứng tỏ kết luận của bạn Bình là sai. (0,5 điểm)