14/01/2018, 15:08

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2013 - 2014

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2013 - 2014 Đề kiểm tra học kì 2 lớp 10 môn Văn có đáp án Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 là đề kiểm tra học kì II môn ...

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2013 - 2014

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

 là đề kiểm tra học kì II môn Văn lớp 10 có đáp án, dành cho các bạn tham khảo, ôn tập cho kì thi cuối học kì 2 lớp 10 môn Văn, giúp các bạn làm thử nhiều đề thi thử, chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra định kì cuối năm sắp tới.

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 10 trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh năm học 2013 - 2014

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2015

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013-2014

Môn: Văn. Lớp: 10.

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề A

I. Văn - Tiếng Việt: (3 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm). Nêu những đức tính đáng quý của nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của nhà văn Nguyễn Dữ?

Câu 2: (1.5 điểm). Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ có trong câu sau:

Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

(Hồ Chí Minh)

II. Làm văn: (7 điểm)
Hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) của tác giả Nguyễn Du.

Đề B

I. Văn - Tiếng Việt: (3 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm). Nêu những đức tính đáng quý của nhân vật Trương Phi trong Hồi trống Cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa) của nhà văn La Quán Trung?

Câu 2: (1.5 điểm). Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ có trong câu thơ sau:

Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

(Nguyễn Du)

II. Làm văn: (7 điểm)

Hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) của tác giả Nguyễn Du.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10

I. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT: (3 điểm)

ĐỀ A.

Câu 1. (1,5 điểm)

Nêu được những đức tính đáng quý của nhân vật Ngô Tử Văn: (khôngcần phân tích)

  • Cương trực, yêu chính nghĩa (0,5 điểm).
  • Dũng cảm, kiên cường (0,5 điểm).
  • Giàu tinh thần dân tộc (0,5 điểm)

Câu 2. (1,5 điểm)

  • Xác định đúng:
    • Phép điệp (0,5 điểm)
    • Điệp từ ngữ (với, nào, cũng) (0,25 điểm)
    • Điệp kết cấu ngữ pháp giữa các vế câu (0,25 điểm)
  • Tác dụng: Nhấn mạnh phẩm chất, sức mạnh và nhiệm vụ trọng đại của quân đội, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn vào khả năng bách chiến, bách thắng của quân đội. (0,5 điểm)

ĐỀ B.

Câu 1. (1,5 điểm)

Nêu được những đức tính đáng quý của nhân vật Trương Phi: (không cần phân tích)

  • Cương trực, trung thành, căm ghét sự phản bội (0,5 điểm).
  • Không tin vào lời nói, chỉ tin ở việc làm (0,5 điểm).
  • Biết cầu thị và khoan dung (0,5 điểm)

Câu 2. (1,5 điểm)

  • Xác định đúng:
    • phép đối (0,5 điểm)
    • tiểu đối trong bốn chữ (bướm lả/ ong lơi) (0,25 điểm)
    • tiểu đối trong một câu (cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm) (0,25 điểm)
  • Tác dụng: Tô đậm cảnh sống xô bồ ở lâù xanh và nhấn mạnh nỗi niềm thương thân xót phận của Thúy Kiều. (0,5 điểm)

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)

1. Yêu cầu:

* Về kĩ năng:

  • Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để viết được một bài văn nghị luận văn học.
  • Biết sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với các thao tác lập luận khác để làm rõ hình tượng người anh hùng Từ Hải qua đoạn trích Chí khí anh hùng

* Về kiến thức: Học sinh có thể nêu cảm nhận của mình, tuy nhiên cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

  • Vị trí đoạn trích: Sau khi tát cạn bể oan, đưa Kiều lên địa vị của một phu nhân cao quý, Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn.
  • Hình tượng Từ Hải:
    • Là một "trượng phu" với lí tưởng cao cả, với khát khao được vẫy vùng, tung hoành bốn phương: "Trượng phu thoắt.... lên đường thẳng rong"
    • Là người có niềm tin sắt đá: "Bao giờ mười vạn... rợp đường"
    • Có hành động mạnh mẽ, dứt khoát: "Quyết lời dứt áo....dặm khơi" -> Từ Hải như cánh chim bằng cất lên như đám mây rũ xuống giữa trời - mỗi lần bay thì chín vạn dặm mới nghỉ, đối lập với những loài chim khác chỉ biết nhảy nhót quẩn quanh trên cành.
  • Nghệ thuật khắc họa hình tượng:
    • Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật.
    • Bút pháp ước lệ (lòng bốn phương, mặt phi thường...)
    • Cảm hứng vũ trụ
    • ...
  • Nhận xét, đánh giá:
    • Đoạn trích khắc họa thành công hình tượng Từ Hải – con người có chí khí lớn lao, chí khí anh hùng.
    • Đoạn trích chứng tỏ sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Đoạn thơ có tác dụng tô đậm tính cách, phẩm chất người anh hùng.

2. Biểu điểm:

  • Điểm 7: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu về hình thức và nội dung. Hành văn trôi chảy, mạch lạc. Văn có cảm xúc đồng thời kết cấu chặt chẽ, sắc sảo. Có thể mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt.
  • Điểm 5-6: Có chú ý yêu cầu về hình thức kĩ năng và nội dung nhưng chưa xuất sắc lắm. Văn viết tương đối rõ, có đoạn suôn. Mắc ít lỗi chính tả, diễn đạt.
  • Điểm 3-4: Đáp ứng khoảng một nửa các yêu cầu trên, văn viết theo dõi được, có thể mắc ít lỗi chính tả, diễn đạt.
  • Điểm 1-2: Chưa chú ý nhiều đến các yêu cầu trên. Đáp ứng chưa được một nửa về nội dung. Văn viết theo dõi được nhưng mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
  • Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

Lưu ý: Thầy (cô) linh động khi chấm, trân trọng những bài viết khá, cho điểm lẻ đến 0,5 điểm.

0