Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 phòng GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 phòng GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh năm 2014 - 2015 Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 ...
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 phòng GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
VnDoc.com xin giới thiệu đến các bạn đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2014 - 2015 phòng GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh. Đây là đề thi cuối học kì II lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án, nhằm giúp các bạn học sinh tự ôn tập kiến thức, luyện đề thi, đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra cuối năm.
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2014-2015 trường TH&THCS Vĩnh Trung, Quảng Ninh
Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2014-2015 trường TH&THCS Vĩnh Trung, Quảng Ninh
Phòng ĐT&GD Quảng Ninh
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Tiếng Việt lớp 5
Năm 2014 - 2015
A. Kiểm tra viết: (40 phút): 10 điểm
I. Chính tả (Nghe – viết): (15 phút): 5,0 điểm
Viết đầu bài và đoạn "Mẹ sắp sinh em bé... đến Tức ghê" trong bài Con gái (Trang 112 – sách TV5- tập 2)
II. Tập làm văn: (25 phút): 5,0 điểm
Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
B. Kiểm tra đọc: 10 điểm
I. Đọc-hiểu (20 phút): 5,0 điểm. Đọc bài văn sau.
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:
– Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ đó một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.
Từ hôm đó, trong túi tôi lúc nào cũng chứa đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là một chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.
Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng một lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy, vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.
Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.
Một hôm tôi đọc sai, thầy tôi nói:
– Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.
Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.
Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết "viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.
Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:
– Bây giờ con có muốn học nhạc không?
– Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.
Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:
– Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.
Theo HEC-TO MA-LÔ
(Hà Mai Anh dịch)
* Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu câu 7 và trả lời các câu hỏi 8, 9, 10.
1. Lớp học của Rê-mi là:
A. Trên sân khấu. B. Trên đường phố. C. Trong lớp học làm xiếc.
2. Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung câu chuyện:
A. Mong muốn học học tập của cậu bé nghèo Rê-mi, khẳng định quyền được học tập của trẻ em.
B. Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
C. Diễn biến quá trình học tập của Rê-mi.
3. Nói Rê-mi là một cậu bé hiếu học là vì:
A. Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
B. Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng. Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.
C. Tất cả các ý trên.
4. Câu ghép: "Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi." Có mấy vế câu?
A. Hai vế câu. B. Ba vế câu. C. Bốn vế câu.
5. Hai câu: "Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng một lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy, vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy chân kéo ra những chữ mà thầy tôi đọc lên." liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ............... thay thế cho từ...........................
B. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ..................................................................
C. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
6. Các vế trong câu ghép "Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên" được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối trực tiếp.
B. Nối bằng từ có tác dụng nối.
C. Nối bằng cặp từ chỉ quan hệ.
7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ "cảm động"?
A. xúc động
B. hiếu động
C. hoạt động
8. Ghi các cặp từ trái nghĩa trong câu sau: "Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc"
9. Hoàn chỉnh câu ghép sau:
a,.............................................bao nhiêu,.............................................. bấy nhiêu.
10. Phân tích cấu tạo của câu sau:
Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi đó con Ca-pi đáng thương chỉ biết "viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.
II. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn (đoạn thơ) khoảng 100 -110 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi về nội dung bài đọc theo yêu cầu của giáo viên trong số các bài sau:
1. Nghĩa thầy trò (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang79)
2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 83)
3. Tranh làng Hồ (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 88)
4. Đất nước (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 94)
5. Con gái (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 112)
6. Bầm ơi (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 130)
7. Út Vịnh (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 136)
8. Những cánh buồm (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 140).
9. Lớp học trên đường (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 153).
10. Nếu trái đất thiếu trẻ con (Tiếng việt 5 – tập 2 – trang 157).
Đáp án đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 5
A. Bài kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): 5,0 điểm
Bài viết đủ đầu bài và nội dung đoạn văn theo yêu cầu: trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, không mắc lỗi chính tả hoặc chỉ mắc một lỗi đạt điểm tối đa: 5,0đ.
(Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai, lẫn phụ âm đầu, vần, thanh hoặc không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm, nếu trong bài viết, các lỗi mắc phải giống nhau chỉ tính một lần lỗi).
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn .... bị trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: 5,0 điểm
- Học sinh xác định đúng thể loại của đề bài, viết được bài văn có bố cục rõ ràng đủ ba phần, hay, giàu cảm xúc, sử dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật làm nổi bật đặc điểm của cảnh vật được tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ
- Trình tự bài viết hợp lý, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả. Độ dài bài viết khoảng 12-15 câu.
Viết được bài văn tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em theo yêu cầu sau:
Mở bài: (1,0 điểm)
Giới thiệu được một ngày mới bắt đầu ở quê em (theo cách mở bài gián tiếp hoặc trực tiếp), cho điểm tối đa với mở bài gián tiếp.
Thân bài: (3,0 điểm)
- Tả bao quát toàn cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.
- Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em theo thời gian.
- Tả được cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, chim chóc, ong bướm... liên quan đến cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.
Kết bài: (1,0 điểm)
Nêu tình cảm của em với cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em được miêu tả.
* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5- 4- 3,5- 3- 2,5- 2-1,5- 1- 0,5 điểm.
B. Bài kiểm tra đọc. (10 điểm)
I. Bài đọc thầm và trả lời câu hỏi: (5,0 điểm).
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | B | 0,5 |
2 | B | 0,5 |
3 | C | 0,5 |
4 | A | 0,5 |
5 | C | 0,5 |
6 | B | 0,5 |
7 | A | 0,5 |
Câu 8: khóc-cười 0,5đ
Câu 9: Ví dụ: Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao lên bấy nhiêu. 0,5đ
Câu 10: (0,5đ) Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi đó con Ca-pi đáng thương
TN CN VN TN CN
chỉ biết "viết" tên nó bằng cách rút những gỗ trong bảng chữ cái
VN TN
(Nếu HS không chỉ rõ phần TN ở cuối câu mà phân tích chung là VN vẫn cho điểm)
* Cách tính điểm:
- Điểm bài kiểm tra viết: 10,0 điểm
- Điểm bài kiểm tra đọc: 10,0 điểm
- Điểm Tiếng Việt = (Điểm viết + Điểm đọc): 2 (lấy điểm nguyên)
II. Bài đọc thành tiếng: (5,0 điểm)
1. GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.4,0 điểm
Cho học sinh lần lượt lên bắt thăm bài đọc, chuẩn bị trong 2 phút, học sinh đọc một đoạn văn khoảng 90- 100 tiếng/1 phút theo nội dung đã được bắt thăm, sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung bài đọc do GV nêu. GV đánh giá theo những yêu cầu sau:
Đọc đúng tiếng, từ: 1,0 điểm
- Đọc sai từ 2- 4 tiếng: 0,5 điểm.
- Đọc sai từ 5 tiếng: 0 điểm.
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1,0 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,5 điểm
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm
Giọng đọc có biểu cảm: 1,0 điểm.
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm
- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1,0 điểm
- Đọc quá 1- 2 phút: 0,5 điểm
- Đọc quá 2 phút: 0 điểm
2. Trả lời đúng ý một câu hỏi do GV nêu: 1,0 điểm
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm
- Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm
(GV căn cứ vào mức độ sai của học sinh trừ điểm cho chính xác)