14/01/2018, 22:23

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kỳ II môn Sử lớp 10 có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử nhằm kiểm tra khả ...

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử

 nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X-XV và phần mở đầu của lịch sử thế giới cận đại. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập cho năm học mới. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ năm học 2014-2015

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II năm học 2016-2017
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10
Ngày thi: 25/04/2017
Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1: (3,0 điểm)

Em hãy lập bảng tóm tắt các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo các tiêu chí: Triều đại, quốc hiệu, thời gian tồn tại, vị vua đầu tiên, tên kinh đô.

Câu 2: (3,0 điểm)

Nêu các thành tựu về văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật từ thế kỷ X đến thế kỷ XV

Câu 3: (2,0 điểm)

Em hiểu thế nào là cuộc cách mạng tư sản? Em hãy hoàn thành bảng nội dung sau.

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh

Mục tiêu, nhiệm vụ

 

Lực lượng tham gia

 

Giai cấp lãnh đạo

 

Hình thức

 

Câu 4: (2,0 điểm)

Phân tích nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh giành độc lập các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

------------------HẾT-----------------

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử

Câu 1 (3,0 đ)

Triều đại

Quốc hiệu

Thời gian tồn tại

Người sáng lập

Kinh đô

Ngô

939-965

Ngô Quyền

Cổ Loa (Hà Nội)

Đinh

Đại cồ Việt

968-980

Đinh Bộ Lĩnh

Hoa Lư (Ninh Bình)

Tiền Lê

Đại cồ Việt

980-1009

Lê Hoàn

Hoa Lư (Ninh Bình)

Đại Việt

1009-1225

Lý Công Uẩn

Thăng Long (Hà Nội)

Trần

Đại Việt

1225-1400

Trần Cảnh

Thăng Long

Hồ

Đại Ngu

1400-1407

Hồ Quý Ly

Tây Đô (Thanh Hóa)

Lê sơ

Đại Việt

1428-1527

Lê Lợi

Thăng Long

Câu 2 (3,0 đ)

LÃNH VỰC

THÀNH TỰU

VĂN HỌC

0.75

- Thế kỷ X- XIV: văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại như thơ, hịch, phú. Tiêu biểu có các tác phẩm như:

+ Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt

+ Hịch Tướng Sĩ – Trần Quốc Tuấn

+ Bạch Đằng Giang Phú – Trương Hán Siêu

+ Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi

- Thế kỷ XV: Văn học chữ Hán và chữ nôm đều phát triển. Tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn…

=> thể hiện niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc

KIÊN TRÚC 0.5

Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo như: chùa Diên Hựu (một cột), chùa Phật Tích, chùa Dạm …

SÂN KHẤU 0.5

Phong phú các thể loại: chèo, tuồng, rối nước

LỊCH SỬ 0.25

Đại việt sử ký (Lê Văn Hưu), Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi)..

ĐỊA LÝ 0.25

Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ

TOÁN 0.5

Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh)

QUÂN SỰ 0.25

Binh thư yếu lược (Trần Quốc Tuấn) – Súng thần cơ (Hồ Nguyên Trừng)

Câu 3 (2,0 đ)

Cách mạng tư sản là do giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới lãnh đạo, nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản. Động lực của cách mạng là quần chúng nhân dân lao động.

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh

Mục tiêu, nhiệm vụ

Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho KT TBCN phát triển

Lực lượng tham gia

Quần chúng nhân dân

Giai cấp lãnh đạo

TS, Quý tộc mới

Hình thức

Nội chiến

Câu 4 (2.0 đ)

Nửa đầu thế kỷ XVIII: Anh lần lượt lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

  • Giữa thế kỷ XVIII: Kinh tế 13 thuộc địa phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa:
    • Nông nghiệp: Phát triển ở miền Nam với chế độ đồn điền sử dụng sức lao động của nô lệ da đen
    • Công nghiệp: Phát triển ở miền Bắc và miền Trung với nhiều ngành như: luyện kim, đóng tàu, dệt ...và bắt đầu cạnh tranh với chính quốc.
  • Sự cạnh tranh đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa tư sản chính quốc và tư sản thuộc địa. Để bảo vệ quyền lợi của tư sản chính quốc, chính phủ Anh đã thi hành nhiều chính sách kiềm hãm đối với thuộc địa nên chính phủ Anh mâu thuẫn với toàn thể nhân dân thuộc địa.
0