Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Thanh Tân, Thái Bình năm 2017 - 2018
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Thanh Tân, Thái Bình năm 2017 - 2018 Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Đề thi học kì 1 môn ...
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Thanh Tân, Thái Bình năm 2017 - 2018
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Thanh Tân, Thái Bình năm học 2017 - 2018 là đề thi định kì cuối học kì 1 có đáp án và bảng ma trận theo Thông tư 22 chi tiết theo từng phần giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối học kì I đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
PHÒNG GD & ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH TÂN |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Tiếng việt 4 |
A. PHẦN ĐỌC: (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
(Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu)
Bài 1 - Người tìm đường lên các vì sao
Câu 1. Khi còn nhỏ Xi-ôn-cốp-xki ước mơ điều gì?
Câu 2. Khi bị ngã, trong đầu non nớt của Xi-ôn-cốp-xki nảy sinh ra câu hỏi nào?
Câu 3. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã tìm ra cái gì?
Câu 4.Nhờ đâu mà ông chế tạo thành công tên lửa nhiều tầng?
Bài 2 - Văn hay chữ tốt
Câu 1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
Câu 2. Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát phải ân hận?
Câu 3. Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào?
Câu 4. Câu chuyện đã khuyên các em điều gì?
Bài 3 - Ông Trạng thả diều
Câu 1. Ông Trạng thả diều Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào?
Câu 2. Những chi tiết nào trong bài nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Câu 3. Dòng nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền?
Câu 4. Nội dung chính của bài đọc trên là gì?
Bài 4 - Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi
Câu 1. Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ. Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
Câu 2. Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải khi nào?
Câu 3. Bạch Thái Bưởi đã làm cách nào để thu hút khách?
Bài 5 - Chú Đất Nung
Câu 1. Cu Chắt có những đồ chơi gì?
Câu 2. Cu Chắt bỏ chàng kị sĩ và nàng công chúa vào đâu?
Câu 3. Câu nói nào của ông Hòn Rấm giúp chú bé Đất không thấy sợ lửa nữa?
Câu 4. Đất Nung đã làm gì để giúp hai người bột?
2. Bài kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) (35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng.
Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái…
(Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)
Câu 1: Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam là:
a. Tiếng chim hót từ xa vọng lại.
b. Gió bắt đầu nổi lên.
c. Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
Câu 2: Mùi hương của hoa tràm như thế nào?
a. Nhè nhẹ tỏa lên.
b. Thơm ngây ngất, hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
c. Tan dần theo hơi ấm mặt trời
Câu 3: Gió thổi như thế nào ?
a. Rào rào b. Ào ào c. Rì rào
Câu 4: Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi sắc màu như thế nào?
a. Xanh hóa tím, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
b. Xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
c. Tím hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
Câu 5: Đoạn văn trên tả cảnh rừng vào lúc:
a. Bình minh b. Hoàng hôn c. Đêm tối
Câu 6: Câu “Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không thể nghe chăng?” là câu hỏi dùng để:
a. Tự hỏi mình b. Hỏi người khác c. Yêu cầu, đề nghị
Câu 7: Vị ngữ của câu “Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục.”: là:
a. phơi lưng trên gốc cây mục.
b. nằm phơi lưng trên gốc cây mục.
c. trên gốc cây mục.
Câu 8: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu: “Chim hót líu lo.”
Danh từ là:…………… Động từ là: ……………… Tính từ là: ………………….
Câu 9: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn (đã, sẽ, đang, sắp) để diền vào chỗ trống.
a. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ, đến Ba Bể………….. biết hát. Ai chưa biết làm thơ, đến Ba Bể…….……. làm được thơ.”
b. Chị Nhà Trò …….. bé nhỏ, lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột.
c. Trời……….. mưa nhưng trận bóng vẫn diễn ra quyết liệt.
Câu 10: Tìm 5 từ láy có trong bài và đặt 1 câu với 1 trong 5 từ láy vừa tìm được:
a. Năm từ láy đó là: …………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
b. Đặt câu : …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
B. Phần viết
1. Chính tả (2 điểm)
Tuổi Ngựa
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi…
Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Lóa màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngạt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại.
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
Xuân Quỳnh
2. Tập làm văn (8 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích
Đề 2: Trời lạnh, em chọn cho mình chiếc áo ấm để mặc đến lớp hôm nay, em hãy tả lại chiếc áo đó.
Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 4 học kì 1
A. Phần đọc
Câu 1: (0,5 điểm) Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam là:
c. Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
Câu 2: (0,5 điểm) Mùi hương của hoa tràm như thế nào?
b. thơm ngây ngất, hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
Câu 3: (0,5 điểm) Gió thổi như thế nào?
a. rào rào
Câu 4: (0,5 điểm) Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi sắc màu như thế nào ?
b. xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
Câu 5: (1 điểm) Đoạn văn trên tả cảnh rừng vào lúc:
a. bình minh
Câu 6: (0,5 điểm) Câu: “Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không thể nghe chăng?” là câu hỏi dùng để:
a. tự hỏi mình
Câu 7: (0,5 điểm) Vị ngữ của câu “ Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục.”: là:
b. nằm phơi lưng trên gốc cây mục.
Câu 8: (1 điểm) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu: “Chim hót líu lo.”
Danh từ là: Chim
Động từ là: hót
Tính từ là: líu lo
Câu 9: (1 điểm) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn (đã, sẽ, đang, sắp) để diền vào chỗ trống.
a. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ, đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ, đến Ba Bể sẽ làm được thơ.”
b. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ, lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột.
c. Trời đang mưa nhưng trận bóng vẫn diễn ra quyết liệt.
Câu 10: (1 điểm) Tìm 5 từ láy có trong bài và đặt 1 câu với 1 trong 3 từ láy vừa tìm được:
a. Năm từ láy đó là: rào rào, nhè nhẹ, ngây ngất, líu lo, phảng phất, rón rén
B. Phần viết
1. Chính tả (2đ)
- Học sinh viết đúng tốc độ, đúng cả bài, đúng kĩ thuật, trình bày đẹp nét chữ khá rõ ràng. (2 điểm)
- Nhầm sang tiếng khác, sót tiếng, sai dấu, sai vần, âm đầu, sai 5 lỗi trừ 1 điểm
- Sai lỗi kĩ thuật toàn bài trừ không quá 0,25 điểm.
2. Tập làm văn (8đ)
- Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả 1 người mà em yêu quý, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)
+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu người định tả.
+ Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm, hoạt động của người được tả.
+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về người được tả theo cách kết bài đã học.
- Dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm 8, 7, 6, 5, 4, 3; 2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp.
Ngoài đề thi môn Tiếng Việt bên trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện