15/01/2018, 17:18

Cách ghi nhận xét theo tháng môn Tiếng Anh

Cách ghi nhận xét theo tháng môn Tiếng Anh Hướng dẫn ghi nhận xét môn Tiếng Anh theo thông tư 22 VnDoc xin giới thiệu với các bạn Cách ghi nhận xét theo tháng dành cho môn Tiếng Anh theo Thông tư ...

Cách ghi nhận xét theo tháng môn Tiếng Anh

VnDoc xin giới thiệu với các bạn Cách ghi nhận xét theo tháng dành cho môn Tiếng Anh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục giúp các thầy cô tham khảo để viết đúng vào sổ Nhận xét chất lượng. Mời quý thầy cô tham khảo.

Cách ghi nhận xét theo tháng của sổ theo dõi chất lượng giáo dục và sổ chủ nhiệm

Tuyển tập các mẫu nhận xét dành cho giáo viên tiểu học theo Thông tư 30

Mẫu học bạ mới theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

dùng trong cấp Tiểu học

1. Nhận xét về kiến thức, kĩ năng Môn học và hoạt động giáo dục: Ghi nội dung học sinh vượt trội hoặc điểm yếu cần khắc phục:

  • Hoàn thành rất tốt nội dung bài học.
  • Kỹ năng nghe nói tốt, giọng đọc to, rõ, trôi chảy.
  • Nắm được nội dung bài học.
  • Nắm vững cấu trúc câu, nhớ và hiểu các từ vựng.
  • Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt.
  • Đọc to, rõ, trôi chảy, hoàn thành bài tập tốt.
  • Hoàn thành khá tốt nội dung các bài học.
  • Biết vận dụng các mẫu câu đã học.
  • Các kỹ năng có tiến bộ.
  • Tăng cường luyện tập thêm về trọng âm và ngữ điệu.
  • Kỹ năng giao tiếp tương đối tốt, chú ý thêm về cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
  • Kỹ năng nghe, nói tốt, cần luyện tập thêm về kỹ năng đọc.
  • Kỹ năng nói sẽ hoàn thiện hơn nếu em biết kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và ánh mắt.
  • Cố gắng luyện tập thêm về cách phát âm các từ có đuôi "s/es", "ed".
  • Chú ý các âm khó( "r", "s", "j", "z", "t", "k", "c") trong khi nói hoặc đọc.
  • Tiếp thu kiến thức tốt nhưng sử dụng cấu trúc câu còn chậm.
  • Đọc to, rõ, trôi chảy nhưng học từ vựng còn hạn chế.
  • Cẩn thận khi viết các chữ cái khó ("f", "z", "w", "p", "j").
  • Khả năng sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế.
  • Cần luyện tập thêm về kỹ năng viết.
  • Sử dụng từ vựng còn chưa tốt, tiếp thu kiến thức còn chậm.
  • Cần rèn luyện thêm về kỹ năng nghe, nói.
  • Sử dụng mẫu câu còn hạn chế.
  • Tiếp thu kiến thức chưa tốt, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ yếu.
  • Có tinh thần học tập tích cực nhưng cần rèn thêm về kỹ năng đọc.
  • Sử dụng cấu trúc câu chưa tốt cần chú ý luyện tập thêm.
  • Giọng đọc còn nhỏ, hoàn thành rất tốt các nội dung bài học.
  • Biết vận dụng các mẫu câu nhưng còn chậm.
  • Còn lúng túng khi áp dụng cấu trúc mới.
  • Chậm chạp khi nói. Cần luyện tập thêm
  • Chưa ghi nhớ được từ vựng, cần trau dồi thêm.
  • Kỹ năng nghe còn hạn chế, khi nghe nên chú ý vào các từ khóa.

2. Nhận xét về năng lực: (Điều 8) (Nhận xét về một vài nét nổi bật của học sinh)

Gồm 3 tiêu chí

a) Tự phục vụ, tự quản:

  • Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ.
  • Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng.
  • Biết tự giải quyết những khó khăn, vướng mắt.
  • Chấp hành sự phân công của lớp.
  • Chấp hành nội quy của lớp.
  • Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp.
  • Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao.
  • Hay quên sách vở đồ dùng học tập.
  • Còn bỏ áo ngoài quần, không đeo khăn quàng.
  • Chưa kiểm tra lại mọi thứ trước khi đến lớp.

b) Giao tiếp và hợp tác:

  • Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
  • Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi giao tiếp.
  • Cởi mở, chia sẻ với mọi người.
  • Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè.
  • Chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chưa tự tin nói, bày tỏ ý kiến của mình trong nhóm, trước lớp.

c) Tự học và giải quyết vấn đề:

  • Khả năng tự học tốt.
  • Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
  • Nắm được mục tiêu bài học.
  • Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.
  • Hiểu bài nhưng áp dụng còn lúng túng.

3. Nhận xét về phẩm chất (Điều 9)

a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục

  • Đi học đầy đủ, đúng giờ.
  • Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào
  • Biết vận động các bạn cùng tham gia các hoạt động, phong trào.
  • Còn đi trễ, nghỉ học không xin phép.

b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.

  • Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.
  • Sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai.
  • Hăng hái phát biểu.
  • Biết lắng nghe ý kiến bạn, tôn trọng bạn.
  • Không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng.
  • Đổ lỗi cho bạn.
  • E ngại khi trình bày ý kiến, chưa tự tin khi giao tiếp.

c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.

  • Không nói dối, nói sai về bạn.
  • Nói thật, nói đúng về sự thật.
  • Không làm việc riêng trong giờ học.
  • Thực hiện nghiêm túc quy định về học tập.
  • Còn nói chuyện, làm ồn, gây mất trật tự.

d) Yêu gia đình bạn và những người khác, yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương.

  • Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em.
  • Kính trọng, biết ơn thầy cô.
  • Yêu quý, giúp đỡ bạn bè.
  • Lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ.
  • Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
  • Còn xả rác trong lớp, trường.
  • Không chào hỏi khi gặp người lớn.

Trên đây là những nhận xét mà tôi mạo muội biên soạn bám sát theo thông tư 30 và tham khảo một số ý kiến của vài giáo viên, có thể chưa thật đầy đủ và còn nhiều thiết xót hy vọng tất cả các thầy, cô, giáo viên dạy Tiếng Anh Tiểu học có thể đóng góp ý kiến và chỉ giáo thêm để tôi có thêm những nhận xét hay và đúng với thông tu 30. Do thông tư còn mới mẻ nên tôi cũng chỉ dựa theo những hiểu biết của mình và dựa theo thực tế của trường mình. Chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm và chia sẻ.

0