Soạn văn 11 bài: Nhớ đồng
Soạn văn 11 bài: Nhớ đồng Soạn bài lớp 11 Soạn văn lớp 11 ngắn gọn VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo , với nội dung tài liệu đã được VnDoc tổng hợp ngắn gọn và chi tiết sẽ là nguồn thông tin hữu ...
Soạn văn 11 bài: Nhớ đồng
Soạn văn lớp 11 ngắn gọn
VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo , với nội dung tài liệu đã được VnDoc tổng hợp ngắn gọn và chi tiết sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài Nhớ đồng. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Soạn văn lớp 11 bài Nhớ đồng
Dưới đây là Soạn văn 11 bài Nhớ đồng bản rút gọn, kích vào đây nếu bạn muốn tham khảo Soạn văn 11 bài Nhớ đồng bản đầy đủ.
I. Vài nét về tác phẩm
Đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc đại chiến lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp quay lại đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Cuối tháng 4 năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố Đảng Cộng sản. Nhớ đồng được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Bài thơ này thuộc phần “Xiềng xích” của tập Từ ấy.
II. Hướng dẫn đọc thêm
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Trong bài thơ, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một tiếng âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương. Tiếng hò ở đây được lặp lại nhiều lần:
- Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa:
+ Không gian đồng vắng
+ Thời gian trưa vắng
→ Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn, lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài.
- Tiếng hò đồng cảm với nỗi nhớ thương đồng quê của tác giả.
+ Tiếng than khắc khoải, da diết → diễn tả cõi lòng hoang vắng của nhân vật trữ tình vì cách biệt với thế giới bên ngoài → nỗi cô đơn, hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
+ Sự lặp lại nhiều lần của tiếng hò → tô đậm cảm xúc triền miền vì nỗi nhớ da diết.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Trong bài thơ, Tố Hữu sử dụng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ “đâu”.
- Tác dụng:
+ Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh).
+ Điệp từ “đâu” lặp lại liên tiếp ở các khổ thơ trải ra mênh mông nỗi nhớ của nhà thơ. Nó khơi gợi để nhà thơ hồi tưởng và nhớ thương về những gì đã gắn bó máu thịt với mình.
=> Trong cảnh tù ngục tối tăm, nhà thơ chỉ có thể nghe và cảm nhận những gì thân thuộc nhất bằng tâm hồn nhạy cảm của mình.
Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi cô đơn, hiu quạnh của những buổi trưa thương nhớ và sâu sắc hơn cả vẫn là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào.
- Đồng quê hiện lên nỗi nhớ thương của tác giả hiện lên qua những hình ảnh: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều nương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.
→ Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng đều bị ngăn cách.
- Con người gần gũi thân thương:
+ Những lưng còng xuống luống cày.
+ Những bàn tay vãi giống.
+ Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc.
→ Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến.
=> Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, giục gọi vừa gợi nỗi nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa thấm thía.
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ được thể hiện qua đoạn thơ cuối:
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
...
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi
- Trước thời điểm “Từ ấy” đây là lúc người thanh niên vẫn đang băn khoăn, đang tha thiết đi tìm lẽ sống.
- Khi gặp được lí tưởng cách mạng nhà thơ cảm thấy say mê, sung sướng, nhẹ nhàng như được nâng cánh.
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:
Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại →say mê lí tưởng → khát khao tự do.
Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.
------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: . Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu phân tích Nhớ đồng, Đề thi học kì 2 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.