Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì I lớp 11 môn Sử có đáp án Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 VnDoc.com xin giới thiệu , có ...
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11
VnDoc.com xin giới thiệu , có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu tham khảo hay, giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi học kì 1.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017
SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năn học 2016 - 2017 MÔN THI: LỊCH SỬ - KHỐI 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
Câu 1 (2,0 điểm)
Đặc điểm chung nổi bật của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX là gì? Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đó? Xác định nguyên nhân quan trọng nhất?
Câu 2 (3,0 điểm)
Năm 1917, một sự kiện vĩ đại đã diễn ra ở nước Nga, đó là sự kiện nào? Tại sao trong năm 1917, nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng?
Câu 3 (1,5 điểm)
Bàn về chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Lê-Nin nói: "Chiến tranh thế giới thứ nhất có 99% là ăn cướp, chỉ có 1% là chính nghĩa"? Hãy chứng minh nhận định trên?
Câu 4 (3,5 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ thất nghiệp ở một số nước tư bản giai đoạn 1929-1933 (đơn vị: %)
Nước/Năm |
1929 |
1930 |
1931 |
1932 |
1933 |
Anh |
11 |
15 |
22 |
23 |
21 |
Đức |
13 |
15 |
23 |
30 |
26 |
Mĩ |
3 |
9 |
16 |
24 |
25 |
Hãy cho biết:
- Tình trạng trên xuất phát từ sự kiện nào?
- Phân tích tác động của sự kiện đó đối với sự phát triển của các nước tư bản trong những năm 1929-1933?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11
Câu 1:
- Từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX, hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh đều đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
- Nguyên nhân:
- Các nước này giàu có về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí thuận lợi, nhân công dồi dào.....
- Chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu và đang mất dần vai trò lịch sử của mình
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt...
- Nhu cầu xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Nguyên nhân quan trọng nhất:
- Nhu cầu bức thiết của các nước tư bản về vần đề thuộc địa trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 2:
- Năm 1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
- Năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vì:
- Cuộc cách mạng lần thứ nhất bùng nổ vào tháng Hai (cách mạng tháng Hai) mang tính chất một cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Cách mạng tháng Hai đã lật đổ được chế độ Nga hoàng và đưa đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại gồm: Chính quyền Xô Viết và Chính phủ Lâm thời tư sản.
- Hai chính quyền mới ra đời đại diện cho hai giai cấp khác nhau và hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế, Lê-nin đã tiến hành cách mạng tháng Mười.
- Cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra vào tháng Mười (cách mạng tháng Mười) đã lật đổ chính phủ Lâm thời tư sản, đưa nước Nga vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.
Câu 3:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất đế quốc chủ nghĩa + Thực chất, đây là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của đối phương, là sự kế tục chính sách cướp bóc, nô dịch bằng bạo lực đối với nhân dân các nước khác của chủ nghĩa đế quốc.
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa: 99% số nước tham chiến là phi nghĩa, trừ Xec-bi là đấu tranh giải phóng dân tộc, chà đạp lên lợi ích các dân tộc khác.
Câu 4:
- Tình trạng thất nghiệp ở các nước tư bản là do chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929- 1933. Đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản.
- Tác động của cuộc khủng hoảng:
- Về kinh tế: tàn phá nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Kết thúc thời kì phát triển ổn định, chuyển sang thời kì khủng hoảng, suy thoái kéo dài của chủ nghĩa tư bản.
- Về chính trị - xã hội:
- Hàng chục vạn công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.
- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước.
- Hình thành phe trục phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản) đe dọa nền hòa bình thế giới, nguy cơ chiến tranh bùng nổ.