Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Thụy Hương, Hải Phòng năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Thụy Hương, Hải Phòng năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý lớp 12 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm, ...
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Thụy Hương, Hải Phòng năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12
gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm, nội dung kiến thức nằm trong phạm vi kiến thức của chương trình Địa lý lớp 12 học kì 1, với thời gian làm bài là 45 phút. Hi vọng với tài liệu tham khảo bổ ích này, các bạn học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong kì thi học kì I sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng năm học 2016 - 2017
Tổng hợp 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT THỤY HƯƠNG Số 1 |
ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM 2017 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Mã đề: 101
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát thấp từ nền kinh tế chủ yếu là:
A. Công – nông nghiệp. C. Nông – công nghiệp.
B. Công nghiệp. D. Nông nghiệp.
Câu 2. Đường biên giới trên đất liền chung với các nước
A. Thái Lan, Lào, Campuchia
B. Lào, Campuchia, Trung Quốc.
C. Lào, Trung Quốc, Thái Lan.
D. Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc.
Câu 3. Địa hình cao nhất nước ta thường được phân bố ở khu vực
A. Đông Bắc C. Tây Bắc.
B. Trường Sơn Bắc. D. Tây Nguyên.
Câu 4. Năm 2015 dân số nước ta là 91.713,3 nghìn người, diện tích của nước ta là 331212 km2. Mật độ dân số nước ta là:
A. 277 người/km2 C. 288 người/km2.
B. 267 người/km2. D. 299 người/km2.
Câu 5. Tính chất nhiệt đới của nước ta được quyết đinh bởi:
A. nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. ảnh hưởng của biển Đông.
C. hoạt động của hoàn lưu gió mùa.
D. sự phân hóa của địa hình.
Câu 6. Nhận định nào chưa chính xác về vùng đồng bằng ở nước ta?
A. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất
B. Tất cả các đồng bằng ở nước ta đều là các đồng bằng châu thổ
C. Nước ta có 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn được bồi đắp bởi phù sa của các hệ thống sông lớn trên các vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
D. Các đồng bằng duyên hải miền Trung có tính chất chân núi ven biển, trong lòng có nhiều đồi sót, cồn cát, đụn cát, đầm phá.
Câu 7. Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc phân hóa ở độ cao
A. 600 – 700m. C. 650 – 1000m.
B. 900 – 1000m. D. 600 – 800m.
Câu 8. Số lượng các con sông có chiều dài trên 10km là
A. 2379 sông. C. 2360 sông.
B. 2630 sông. D. 3620 sông.
Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng nước ta bị giảm sút nghiêm trọng
A. do đốt nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc vùng cao.
B. do cháy rừng.
C. do hậu quả chiến tranh.
D. do khai thác bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định.
Câu 10. Đặc điểm của vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là:
A. nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
B. nằm trên vành đai sinh khoáng TBD.
C. nằm trên đường hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc tế.
D. khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động nhất trên thế giới.
Câu 11. Sự phân hóa khí hậu theo mùa giúp cho:
A. ngành công nghiệp chế biến nông sản có nguyên liệu dồi dào, quanh năm.
B. ngành xây dựng và công nghiệp khai khoáng làm việc thuận lợi.
C. nguồn nông sản đa dạng, phong phú thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến.
D. công nghiệp chế biến kim loại phát triển thuận lợi.
Câu 12. Đồng bằng Duyên hải miền Trung bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ nguyên nhân do:
A. chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.
B. sự chia cắt của những sông lớn.
C. do tác động của con người.
D. địa hình hẹp ngang, nhiều dãy núi chạy ăn lan ra sát biển.
Câu 13. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ:
A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.
Câu 14. Nguyên nhân nào tạo nên sự thay đổi thiên nhiên theo độ cao?
A. Chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc.
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiệt độ thay đổi theo độ cao.
C. Giáp biển Đông.
D. Do vị trí địa lí.
Câu 15. Sử dụng Atlat (tr 7) cho biết ngọn núi Khoan La San cao 1853m nơi "Khi gà cất tiếng gáy trên đỉnh núi thì cả 3 nước đều nghe thấy" thuộc tỉnh
A. Lai Châu.
B. Điện Biên.
C. Kom Tum.
D. Lào Cai.
Câu 16. Nội thủy là vùng:
A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
B. Có chiều rộng 12 hải lí.
C. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
D. Nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.
Câu 17. Dựa vào atlat trang 25, đi dọc bờ biển từ bắc vào nam sẽ gặp những bãi biển
A. Sầm Sơn, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu.
B. Nha Trang, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Mỹ Khê.
C. Mỹ Khê, Nha Trang, Sầm Sơn, Vũng Tàu.
D. Sầm Sơn, Nha Trang, Mỹ Khê, Vũng Tàu.
Câu 18. Dựa vào atlat trang 9, cho biết gió phơn Tây Nam ở nước ta hoạt động chủ yếu ở khu vực nào
A. Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.
Câu 19. Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh là do:
A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng với tốc độ cao.
C. quy mô dân số hiện nay lớn hơn trước đây và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao.
D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao.
Câu 20. Dựa vào Atlat trang 25 thứ tự từ Bắc xuống Nam là các vườn quốc gia:
A. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.
B. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể.
C. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể.
D. Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể, Bạch Mã.
Câu 21. Thách thức lớn nhất của nền kinh tế nước ta khi nằm trong khu vực có nề kinh tế phát triển năng động là:
A. phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.
B. gia công hàng xuất khẩu với giá rẻ.
C. nhiều lao động có tay nghề cao đi tham gia lao động hợp tác quốc tế.
D. cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.
Câu 22. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây:
A. Á và Ấn Độ Dương
B. Á và Thái Bình Dương
C. Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
D. Á-Âu và Thái Bình Dương
Câu 23. Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng
A. 1% B. 87%. C. 85%. D. 90%.
Câu 24. Đỉnh núi Ngọc Lĩnh thuộc vùng núi:
A. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc
B. Đông Bắc D. Trường Sơn nam
Câu 25. Địa hình khu vực đồng bằng nước ta chia thành mấy loại:
A. 2 B. 3 C. 4 D. Nhiều loại
Câu 26. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ
Câu 27. Sự đa dạng về bản sắc dân tộc do nước ta là nơi:
A. Có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa
B. Đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động
C. Giao nhau của các luồng sinh vật Bắc, Nam
D. Giao tiếp của hai vành đai sinh khoáng lớn
Câu 28. Điểm khác nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế C. Hướng các dãy núi
B. Hướng nghiêng của địa hình D. Có nhiều khối núi cao đồ sộ
Câu 29. Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh là ở:
A. Đồng bằng Sông Hồng C. Đồng bằng ven biển miền Trung
B. Đồng bằng sông Cửu Long D. Đồng bằng Đông Nam Bộ
Câu 30. Khoáng sản có nguồn gốc nội sinh tập trung ở:
A. Khu vực đồi núi C. Đồng bằng Sông Hồng
B. Khu vực đồng bằng D. Đồng bằng ven biển miền trung
Câu 31. Phát triển du lịch và giao thông vận tải biển là do:
A. Địa hình ven biển C. Thiên nhiên ven biển
B. Khoáng sản biển D. Hệ sinh thái ven biển
Câu 32. Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:
A. Đồng bằng Sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng ven biển miền Trung
D. Câu B + C đúng
Câu 33. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, do:
A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
D. Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa.
Câu 34. Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015
Năm |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Dân số (nghìn người) |
87.860,4 |
88.809,3 |
89.759,5 |
90.728,9 |
91.731,3 |
Biểu đồ thích hợp thể hiện sự gia tăng dân số của nước ta là?
A. Cột. C. Đường.
B. Cột chồng. D. Miền
Câu 35. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm.
(Đơn vị: triệu ha)
Năm |
1943 |
1975 |
1983 |
1990 |
1999 |
2003 |
Tổng diện tích rừng |
14,3 |
9,6 |
7,2 |
9,2 |
10,9 |
12,1 |
Rừng tự nhiên |
14,3 |
9,5 |
6,8 |
8,4 |
9,4 |
10,0 |
Rừng trồng |
0,0 |
0,1 |
0,4 |
0,8 |
1,5 |
2,1 |
Nhận định đúng nhất là:
A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12
1. D. Nông nghiệp.
2. B. Lào, Campuchia, Trung Quốc.
3. C. Tây Bắc.
4. A. 277 người/km2
5. A. nằm trong vùng nội chí tuyến.
6. B. Tất cả các đồng bằng ở nước ta đều là các đồng bằng châu thổ
7. A. 600 – 700m.
8. C. 2360 sông.
9. D. do khai thác bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định.
10. B. đường di cư và di lưu của nhiều loại động, thực vật.
11. C. nằm trên đường hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc tế.
12. D. địa hình hẹp ngang, nhiều dãy núi chạy ăn lan ra sát biển.
13. D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.
14. B. Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiệt độ thay đổi theo độ cao.
15. B. Điện Biên.
16. A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
17. A. Sầm Sơn, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu.
18. C. Bắc Trung Bộ.
19. C. quy mô dân số hiện nay lớn hơn trước đây và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao.
20. A. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.
21. D. cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.
22. D. Á - Âu và TBD
23. A. 1%
24. D. Trường Sơn nam
25. A. 2
26. B. Nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
27. A. Có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa
28. C. Hướng các dãy núi
29. B. Đồng bằng sông Cửu Long
30. A. Khu vực đồi núi
31. A. Địa hình ven biển
32. B. Đồng bằng sông Hồng
33. A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
34. A. Cột.
35. C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.