02/05/2018, 07:03

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn - Phòng GD&ĐT Việt Yên năm 2015

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2015 –phòng GD&ĐT Việt Yên có đáp án các em theo dõi chi tiết bên dưới: ...

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2015 –phòng GD&ĐT Việt Yên có đáp án các em theo dõi chi tiết bên dưới:

Xem thêm:

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO

VIỆT YÊN

 

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

                           GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2014-2015

MÔN THI:  NGỮ VĂN 6

 Thời gian làm bài: 90 phút

                           

Câu 1. (1 điểm)

          Trong các từ xuân sau, từ xuân nào được dùng với nghĩa gốc, từ xuân nào được dùng với nghĩa chuyển?

Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

                                                                                             (Hồ Chí Minh)

 

Câu 2. (1 điểm).

           Phân biệt sự khác nhau về nghĩa giữa các từ:

a) “ Xấu xí” và “ xấu xa”

b)  “ Nho nhỏ” và “ nhỏ nhen”

Câu 3. (3 điểm )

Em hãy nêu ý nghĩa của niêu cơm thần kì trong truyện cổ tích Thạch Sanh.

 

Câu 4. (5 điểm) 

Hãy kể câu chuyện Thánh Gióng  bằng lời văn của em.

 

------------------ Hết -----------------

 

Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh:...................

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO

VIỆT YÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2014 –2015

MÔN: NGỮ VĂN 6

 

 

 

I. Hướng dẫn chung

1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí, tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.

2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0).

II. Đáp án và thang điểm

CÂU

YÊU CẦU

ĐIỂM

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ xuân trong câu Mùa xuân là tết trồng cây được dùng với nghĩa gốc.

- Từ xuân trong câu Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

được dùng với nghĩa chuyển.

Phân biệt được sự khác nhau về nghĩa giữa các từ:

a.“Xấu xí” : Cái xấu về hình thức vên ngoài, “Xấu xa ” nói về cái xấu của phẩm chất đạo đức bên trong.

          Nếu HS phân biệt bằng cách nêu VD,chẳng hạn: Xấu xí là cái xấu của vẻ mặt hình dáng….bên ngoài; “còn xấu xa” là nói tính tình, đạo đức, hành động gì đó xấu xa vẫn được điểm tối đa.

b.“Nho nhỏ” là biểu hiện hình dạng, kích thước, với ý nghĩa là hơi  nhỏ và “nhỏ nhen” là hẹp hòi trong cư xử, nói về tính tình của ai đó.

0.5

0.5

 

 

 

 

0.5

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 Niêu cơm của Thạch Sanh thiết đãi quân 18 nước chư hầu ăn hết lại đầy:

-         Khẳng định sự tài giỏi phi thường của Thạch Sanh khiến các nước chư hầu phải thán phục.

 

0.5

-         Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình  của nhân dân ta.

1.5

-         Thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

0.5

-         Chi tiết niêu cơm thần kì làm tăng sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện.

0.5

4

 

* Yêu cầu chung:

- Học sinh có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.

- Người kể đan xen bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

- Bài viết có bố cục rõ ràng.

 

* Yêu cầu cụ thể:

- MB: Xây dựng tình huống để giới thiệu câu chuyện Thánh Gióng.

 

0.5

- TB: Kể diễn biến chi tiết  theo các sự việc chính:

- Thánh Gióng sinh ra.

- Thánh Gióng lớn lên.

     - Thánh Gióng ra trận.

- Đánh thắng giặc, Thánh Gióng và ngựa bay về trời.

 

4

- KB: Kết cục của sự việc và suy nghĩ của người kể.

0.5

 

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc...Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

zaidap.com

0