Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Phú Thịnh, Đồng Nai năm học 2017 - 2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Phú Thịnh, Đồng Nai năm học 2017 - 2018 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Văn 9 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 9 là đề kiểm tra định kì ...
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 trường THCS Phú Thịnh, Đồng Nai năm học 2017 - 2018
Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 9
là đề kiểm tra định kì môn Văn lớp 9, nhằm đánh giá chất lượng học tập đầu năm học của học sinh, giúp các em ôn tập lại kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho bài thi học kì I được tốt nhất. Mời các bạn tham khảo.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ văn
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Tổng cộng |
1. Đọc - hiểu: - Truyện Kiều - Sự phát triển của từ vựng |
Năng lực nhận biết - Chép lại 8 câu thơ - Nhận biết biện pháp nghệ thuật |
Năng lực tiếp nhận, trình bày kiến thức - Hiểu nghĩa gốc nghĩa chuyển và các phương thức chuyển nghĩa. |
|||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
2 3 30% |
1 2 20% |
3 5 50% |
||
2. Tạo lập văn bản: Văn tả cảnh. |
Nhận biết thể loại tự sự |
Biết viết đoạn văn hoàn chỉnh |
Năng lực cảm thụ văn chương và năng lực sáng tạo. Viết đoạn văn kể chuyện tưởng tượng |
Năng lực cảm thụ văn chương và năng lực sáng tạo. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. |
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
1/5 1 10% |
1/5 1 10% |
2/5 1 20% |
1/5 1 10% |
1 5 50% |
TS câu TS điểm Tỉ lệ: |
2,1/5 4 40% |
1,1/5 3 30% |
2/5 1 20% |
1/5 1 10% |
4 10 100% |
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 9
Trường THCS Phú Thịnh Họ và tên:…………………. Lớp:………… Số phách:………………….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – LỚP 9 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 60 phút Đề kiểm tra này gồm có 1 trang, 4 câu |
I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm)
1. Chép 8 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) (2 điểm).
2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? (1 điểm).
3. Trong các câu sau, câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc? Câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển? chuyển nghĩa theo phương thức nào?
a, Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b, Năm em học sinh khối 9 có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.
c, Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Viết đoạn văn kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 9
I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm)
1. HS chép đúng 8 câu thơ (2 điểm)
2. Nghệ thuật: Ước lệ (1 điểm)
3. * Chân (c): Nghĩa gốc (1 điểm)
* Chân (b): Nghĩa chuyển – phương thức hoán dụ (0,5 điểm)
* Chân (a): Nghĩa chuyển – phương thức ẩn dụ (0,5 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
I. Yêu cầu chung:
1. Kỹ năng:
- Đoạn văn có bố cục rõ ràng, có liên kết.
- Có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Lời kể, ngôi kể phù hợp.
- Diễn đạt trôi chảy, kể tự nhiên, ngữ pháp và chính tả chuẩn.
2. Nội dung:
- Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân
- Lựa chọn nhân vật, xây dựng nhân vật với những nét riêng (có kết hợp yếu tố miêu tả để tạo được nét độc đáo của nhân vật).
- Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm).
- Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy.
3. Hướng dẫn làm bài:
- Mở đoạn: Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân
- Thân đoạn:
- Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm).
- Kết đoạn: Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy..
II. Hướng dẫn chấm:
- Đoạn văn đạt được những yêu cầu trên. Diễn đạt tốt, có khả năng tưởng tượng, đưa vào bài những nội dung hợp lí. Biết miêu tả cảnh vật, con người. Viết đoạn văn có kết hợp miêu tả và biểu cảm. (5 điểm)
- Như yêu cầu của điểm 5, nhưng một số nội dung chưa đạt đến độ cụ thể, chưa hay… Yếu tố miêu tả chưa phát huy nhiều tác dụng. Phần kể có lúc chưa thật rành mạch. Sai không quá 5 lỗi về hình thức. (4 điểm)
- Đoạn văn ở mức độ trung bình, mới chỉ sâu chuỗi các sự việc, ít bộc lộ cảm xúc, ít yếu tố miêu tả. Văn viết còn lủng củng. Phần tưởng tượng chưa phong phú, có khi rời rạc. (3 điểm)
- Đoạn văn chưa đạt yêu cầu, chưa biết kể, tả. Nội dung rất sơ sài, các ý lộn xộn. Sai nhiều lỗi câu, từ, chưa có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài. (2 điểm)
- Không hiểu bài, ghi ra một số ý rới rạc. Sai nhiều lỗi câu. (1 điểm)
- HS nộp giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. (0 điểm)