Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Kiên Bình, Kiên Lương năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Kiên Bình, Kiên Lương năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 là đề kiểm tra ...
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Kiên Bình, Kiên Lương năm 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
là đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 6 dành cho các bạn học sinh và thầy cô tham khảo, làm tài liệu nghiên cứu, học tập môn Ngữ văn lớp 6 được chắc chắn nhất, làm cơ sở học lên chương trình học môn Văn lớp 7.
Mời bạn làm online:
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Quang Trung năm học 2017 - 2018
Đề thi khảo sát chất lượng Lớp 6 đầu năm 2013 - 2014, Sở GD-ĐT Hải Dương
Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Trung Sơn
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014 - 2015 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN KIÊN LƯƠNG TRƯỜNG THCS KIÊN BÌNH |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I |
ĐỀ CHẴN
A/ Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu mà em cho là đúng nhất (3 điểm). Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu 1. Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?
a. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
b. Sức mạnh thần kì của tinh thần yêu nước và hành động yêu nước.
c. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi Tổ quốc bị lâm nguy.
d. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Câu 2. Vì sao tác giả dân gian để cho Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long?
a. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước.
b. Là vua nên Lê Lợi không cần đến nơi đã nhận để trả.
c. Rùa vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng trên Hồ Gươm.
d. Đất nước mới hòa bình nên nhà vua còn nhiều việc phải làm.
Câu 3. Nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên thuộc kiểu nhân vật nào sau đây?
a. Nhân vật thông minh. b. Nhân vật có xuất thân từ loài vật.
c. Nhân vật ngốc nghếch. d. Nhân vật dũng sĩ, tài năng.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với chi tiết "Niêu cơm bé tí xíu cứ ăn hết lại đầy" trong truyện "Thạch Sanh"?
a. Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
b. Chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh.
c. Dùng để dụ hàng quân giặc.
d. Làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Câu 5. Ý nghĩa nổi bật của truyện "Em bé thông minh"?
a. Phê phán những người ngu dốt thích học làm sang.
b. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.
c. Khẳng định sức mạnh của con người.
d. Phê phán những người lười biếng, chỉ thích hưởng thụ.
Câu 6. Từ "tráng sĩ" trong câu "Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa" thuộc từ loại nào?
a. Tính từ. b. Động từ. c. Danh từ. d. Trạng từ.
B/ Tự luận (7 điểm) Kể về một việc tốt mà em đã làm được.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
A .Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | d | a | d | c | b | c |
B/ Tự luận (7 điểm)
Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em như tthế nào. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).
Thân bài: (5 điểm)
- Đó là việc gì?
- Việc đó xảy ra vào lúc nào, ở đâu?
- Gồm có những ai (tất nhiên là có em)?
- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến không?
- Người được em giúp có cảm xúc như thế nào? Điều đó làm em xúc động ra sao?
- Những điều em suy nghĩ.
Kết bài: (1 điểm)
Cảm xúc của em khi làm được một việc tốt. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.