14/01/2018, 18:10

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án ...

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

 có đáp án đi kèm là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý giáo viên và học sinh, giúp các em có nhiều đề kiểm tra để ôn luyện và củng cố kiến thức môn Ngữ văn 12 hiệu quả.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT TP. CẦN THƠ

TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2016-2017

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 GDTHPT

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook. Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: "Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng".

(Theo danviet.vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ)

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5đ)

Câu 3. Theo em, hình ảnh súng và hoa ở đây mang ý nghĩa biểu tượng như thế nào? (1,0đ)

Câu 4. Câu nói của của người bố với con trai: "Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng" có ý nghĩa gì? (1,0đ)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau để làm nổi bật sự lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước có từ lâu đời, tồn tại trong cuộc sống đời thường.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu

Yêu cầu chung

  • Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản báo chí để làm bài.
  • Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của văn bản, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của học sinh có thể phong phú nhưng cần nắm bắt được phong cách văn bản, phương thức biểu đạt, ý nghĩa hình ảnh, câu nói.

Yêu cầu cụ thể

1. Phong cách văn bản: báo chí (0,5đ)

2. Phương thức biểu đạt chính: tự sự (0,5đ)

3. Nghĩa biểu tượng: (1,0đ)

  • Hoa: hòa bình, hạnh phúc,...
  • Súng: chiến tranh, mất mát, chết chóc, đau thương,...

4. Ý nghĩa câu nói: Niềm tin lạc quan thiện thắng ác, chân lí luôn tồn tại và luôn chiến thắng bất công; là lời động viên, khích lệ, trấn an,...trước bạo lực, bất công. (1,0đ)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)  Viết bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ:

"Khi ta lớn lên......Đất Nước có từ ngày đó"

Yêu cầu chung

  • Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của học sinh, đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Mặt đường khát vọng, đoạn trích Đất Nước để giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ thơ để làm bài.
  • Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng; được tự do trình bày cảm nhận về đoạn thơ nhưng phải có cơ sở rõ ràng, hợp lí, nghiêm túc, phù hợp chủ đề, tư tưởng toàn tác phẩm.

Yêu cầu cụ thể

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (1,0đ)

  • Tác giả, tác phẩm, đoạn trích
  • Nội dung nghị luận
  • Trích dẫn đề.

2. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật (5,0đ)

  • Nội dung
    • Khẳng định Đất Nước có từ lâu đời và hiện hữu qua những câu chuyện kể xa xưa mộc mạc mà sâu lắng.
    • Gợi nhớ những câu chuyện xa xưa huyền ảo nhưng đậm chất nhân văn...nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành.
    • Đất Nước gắn liền đời sống tinh thần:
      • Phong tục tập quán: ăn trầu, bới tóc...bình dị, đời thường làm nên diện mạo Đất Nước.
      • Đất nước tồn tại với những truyền thống tốt đẹp: đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trồng tre đánh giặc
      • Tình nghĩa thủy chung của con người: gừng cay muối mặn.
    • Đất Nước gắn liền đời sống vật chất, lao động, cần cù, vất vả của dân tộc
      • Gắn bó với mái nhà: cái kèo cái cột
      • Cuộc sống nhọc nhằn, cần cù vất vả: một nắng hai sương, xay, giã,...
  • Nghệ thuật
    • Giọng thơ tâm tình, suy tư, chính luận
    • Sáng tạo chất liệu văn học dân gian
    • Câu thơ ngắn dài đan xen hòa quyện
    • Đất Nước viết hoa, điệp lại nhiều lần: Thái độ trân trọng, thiêng liêng,... Đất Nước hiện hữu khắp mọi nơi, cụ thể, gần gũi,...

3. Khẳng định: Đất Nước hình thành, trường tồn gắn liền với vẻ đẹp văn hóa, tinh thần, vật chất của dân tộc. Đất Nước không trừu tượng mà cụ thể, gần gũi. (1,0đ)

0