14/01/2018, 18:14

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Sinh học cấp THPT trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Sinh học cấp THPT trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường bậc THPT môn Sinh học Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Sinh học cấp ...

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Sinh học cấp THPT trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Sinh học cấp THPT

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Sinh học cấp THPT trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 giúp quý thầy cô có thể củng cố kiến thức và trau dồi kinh nghiệm hữu ích để làm bài kiểm tra đánh giá năng lực, cũng như một số kì thi khác đạt kết quả tốt nhất. Chúc quý thầy cô có được nguồn tư liệu hay mà mình đang tìm.

Đề thi giáo viên giỏi môn Sinh học cấp THPT trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh năm học 2014 - 2015

Đề thi lý thuyết giáo viên dạy giỏi tỉnh Đồng Tháp năm 2010

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 07 trang)

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Ngày thi: 21/10/2016

Mã đề thi 134

Câu 1: Cho các nhận xét sau:

(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.

(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.

(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.

(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.

(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 2.                         B. 4.                           C. 3.                         D. 1.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.

D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu

Câu 3: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?

A. AaBbDdEe           B. AaaBbDdEe         C. AaBbEe                    D. AaBbDEe

Câu 4: Lai giữa hai dòng ruồi giấm P: Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Sinh học cấp THPT có đáp án thu được F1. Theo lý thuyết đời con F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen. Biết gen trội hoàn toàn?

A. 336                     B. 2400                     C. 1680                        D. 672

Câu 5: Tại sao trong di truyền qua tế bào chất tính trạng luôn luôn được di truyền theo dòng mẹ và cho kết quả khác nhau trong lai thụân nghịch?

A. Do hợp tử nhận vật chất di truyền chủ yếu từ mẹ

B. Do hợp tử nhận tế bào chất có mang gen ngoài nhân chủ yếu từ mẹ

C. Do mẹ chứa nhiều gen

D. Do gen trong tế bào chất có nhiều alen

Câu 6: Cho các thông tin sau:

(1) Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.

(2) Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể khác nhau.

(3) Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.

(4) Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.

(5) Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

(6) Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.

Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:

A. 2, 3, 5.              B. 3, 4, 5.                   C. 1, 4, 6.                 D. 3, 5, 6.

Câu 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Khi riboxom tiếp xúc với mã 5'UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.

(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã.

(3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.

(4) Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon.

(5) Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG và UGG

(6) 61 bộ ba tham gia mã hóa axitamin

A. 3.                       B. 4.                           C. 1                       D. 2.

Câu 8: Nếu kích thước của quần thể giảm xuống mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm và có thể bị diệt vong. Có các phát biểu sau đây:

(1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm mạnh, khả năng chống chọi với thay đổi của môi trường giảm.

(3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp cá thể cái.

(4) Quần thể tăng trưởng theo đường cong hình chữ J.

Phương án trả lời đúng là

A. (1) sai; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai.                 B. (1) đúng; (2) đúng; (3) đúng; (4) sai.

C. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai.                 D. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) đúng.

Câu 9: Để phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững, chiến lược phát triển bền vững cần tập trung vào các giải pháp nào sau đây?

(1) Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh.

(2) Phá rừng làm nương rẫy, canh tác theo lối chuyên canh và độc canh.

(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật,...).

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.

(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hóa học,...trong sản xuất nông nghiệp.

A. (2), (3), (5).            B. (1), (2), (5).             C. (2), (4), (5).              D. (1), (3), (4).

Câu 10: Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc. Menđen đã thu được thế hệ F3 có kiểu hình:

A. 100% phân tính.               B. 2/3 cho F3 đồng tính giống P: 1/3 cho F3 phân tính 3:1.

C. 100% đồng tính.               D. 1/3 cho F3 đồng tính giống P: 2/3 cho F3 phân tính 3:1.

Câu 11: Ở người xét các bệnh và hội chứng sau đây:

(1) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm           (5) Bệnh máu khó đông

(2) Bệnh pheninketo niệu                               (6) Bệnh bạch tạng

(3) Hội chứng Đao                                         (7) Hội chứng Claiphento

(4) Bệnh mù màu đỏ và màu lục                     (8) Hội chứng tiếng mèo kêu

Có mấy bệnh, hội chứng liên quan đến đột biến gen?

A. 3                         B. 2                       C. 5                         D. 4

Câu 12: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một trong hai alen của gen nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh máu khó đông do một trong hai alen của gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X qui định. Theo dõi sự di truyền của hai bệnh này trong một gia đình qua hai thế hệ được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây:

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Sinh học cấp THPT có đáp án

Không có sự phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong gia đình; các tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đối với hai bệnh nói trên?

A. Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/4.

B. Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên bằng 1/4.

C. Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/8.

D. Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên bằng 5/12.

Câu 13: Gen A có 540 Guanin và gen a có 450 Guanin. Cho hai cá thể F1 đều có kiểu gen Aa lai với nhau, đời F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 Xytôzin. Kiểu gen của loại hợp tử F2 nêu trên là

A. Aaa.                        B. AAaa.                        C. AAa.                      D. Aaaa.

Câu 14: Cho các thành tựu sau:

  1. Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bất hoạt.
  2. Tạo giống dâu tằm tứ bội.
  3. Tạo giống lúa 'gạo vàng' có khả năng tổng hợp β - caroten trong hạt.
  4. Tạo giống dưa hấu đa bội.

Các thành tựu được tạo ra công nghệ gen là

A. 1, 3                          B. 2, 4                            C. 3, 4                        D. 1, 2

Câu 15: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1)- Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2)- Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác

(3)- Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4)- Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là

A. 1                             B. 4                                C. 3                               D. 2

Câu 16: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

B. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

C. Số lượng các cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng

D. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Đáp án đề thi giáo viên dạy giỏi môn Sinh học cấp THPT

1

C

11

C

21

D

31

B

41

A

2

B

12

C

22

A

32

B

42

C

3

D

13

A

23

B

33

C

43

D

4

D

14

A

24

A

34

B

44

C

5

B

15

D

25

D

35

A

45

A

6

D

16

D

26

D

36

C

46

D

7

B

17

B

27

C

37

C

47

A

8

B

18

C

28

A

38

A

48

D

9

D

19

A

29

B

39

C

49

A

10

D

20

B

30

D

40

B

50

B

Mời các bạn tải tài liệu về để xem chi tiết.

0