Đề thi đại học môn Hóa khối A năm 2011
Đề thi đại học môn Hóa khối A năm 2011 Đề thi đại học môn Hóa có đáp án bao gồm toàn bộ đề thi và đáp án chính thức môn Hóa khối A năm 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo, được biên soạn và tổng hợp với hi ...
Đề thi đại học môn Hóa khối A năm 2011
bao gồm toàn bộ đề thi và đáp án chính thức môn Hóa khối A năm 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo, được biên soạn và tổng hợp với hi vọng giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn trước các kỳ thi cũng như củng cố lại kiến thức hóa học của mình. Mời các bạn tải về để tham khảo.
ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN HÓA NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------------------- ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 06 trang) |
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 |
Mã đề thi 318
Họ, tên thí sinh: ............................................................
Số báo danh: ................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO 3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O 2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
A. 0,8. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,6.
Câu 2: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 26,88 lít. D. 44,8 lít.
Câu 3: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO 3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO 2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
A. 44,8. B. 40,5. C. 33,6. D. 50,4.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO 2 và z mol H2O (với z = y - x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên của E là
A. axit oxalic. B. axit fomic. C. axit ađipic. D. axit acrylic.
Câu 5: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 6: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:
A. HCl, NaOH, Na2CO3. B. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
C. NaOH, Na3PO4, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
Câu 7: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
C. Vôi sống (CaO). D. Đá vôi (CaCO 3).
Câu 8: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 111,74. B. 81,54. C. 66,44. D. 90,6.
Câu 9: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ C xHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 10: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.