14/01/2018, 14:56

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 môn Giáo dục công dân trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2015 - 2016

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 môn Giáo dục công dân trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2015 - 2016 Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn GDCD lớp 12 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân ...

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 môn Giáo dục công dân trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 12

 là đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường lớp 12. Đây là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 môn Giáo dục công dân. Đề thi có đáp án kèm theo, hi vọng giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Bắc Ninh năm 2012 - 2013 môn Giáo dục công dân lớp 12 (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Thanh Hóa năm học 2010 - 2011 môn Giáo dục công dân (Có đáp án)

SỞ GD & ĐT TỈNH BẮC NINH

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI KIỂM TRA CHỌN ĐỘI THUYỂN HSG CẤP TRƯỜNG

Năm học 2015 – 2016

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 12

Ngày thi: 11/09/2015

(Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (5 điểm)

Pháp luật là gì? Em hãy nêu các đặc trưng cơ bản của pháp luật. Pháp luật có vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?

Câu 2. (3.5 điểm)

a) Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến nay, nước ta đã có bao nhiêu bản Hiến pháp? Đó là những bản Hiến pháp nào?

b) Em hãy sắp xếp các loại văn bản sau theo chiều giảm dần (từ 1 đến hết) của tính hiệu lực pháp lí: Hiến pháp; Lệnh; Luật; Pháp lệnh; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh

Câu 3. (3 điểm)

Phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật?

Câu 4. (2 điểm)

Tình huống

Tốt nghiệp trung học phổ thông, bạn bè trong lớp có bạn được vào đại học còn những người khác thì người vào trung cấp, người theo học nghề, người vào làm việc trong nhà máy, người làm kinh doanh ... Từ đó, nhiều bạn suy nghĩ: Người được vào đại học sao có thể nói là bình đẳng với người vào trung cấp; người phải lao động chân tay đâu có thể bình đẳng với người ngồi ở học đường! Mong sao chúng ta trở lại tuổi học trò để cùng được như nhau nhưng những tháng năm qua!

Câu hỏi :

  1. Em có nhận xét gì qua tâm sự trên của các bạn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông?
  2. Em hiểu thế nào là bình đẳng giữa học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trong việc vào các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất?

Câu 5: (2.5 điểm)

Tình huống: A (22 tuổi) đi xe máy vượt đèn đỏ ở mỗi ngã tư đường phố và đã đâm vào xe máy của B đang đi đến từ phía đường tín hiệu báo đèn xanh. Xe máy của B bị hỏng nặng còn B chỉ bị xây xát nhẹ, A và B đã thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc trên. A đã nhận lỗi thuộc về mình và đền bù thiệt hại cho B một số tiền nà B yêu cầu. Thế nhưng, sau khi 2 bên cùng nhau giải quyết bồi thường thiệt hại thì A còn bị cảnh sát giao thông phạt tiền vì hành vi vượt đèn đỏ. A cho rằng, mình đã bồi thường cho B là được rồi, còn việc cảnh sát giao thông phạt tiền là không đúng pháp luật.

  1. Theo em, trong trường hợp này A có vi phạm pháp luật?Vi phạm pháp luật gì? Tại sao?
  2. Trong trường hợp A đã bồi thường cho B, cảnh sát giao thông có quyền phạt A nữa không? Vì sao? Khi đó A phải chịu trách nhiệm gì?

Câu 6. (4.0 điểm)

Với mong muốn hướng tới một xã hội văn minh. Đoàn trường tổ chức cuộc thi viết bản tin phát thanh với chủ đề: "Tai nạn giao thông – nỗi lo của toàn xã hội". Em hãy viết bài tham gia cuộc thi trên.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân lớp 12

Câu 1. (5 điểm) Học sinh nêu được:

1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật:

  • Pháp luật có tính quy phạm phổ biến
  • Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung
  • Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

3. Vai trò của pháp luật...:

* Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội

  • Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
  • Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ.
  • Quản lý xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai caaos và tần lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.
  • Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh của quyền lực Nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
  • Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và cuat toàn xã hội.

* Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

  • Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình.
  • Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ vào quy định này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 2. (3.5 điểm)

a. Học sinh nêu và kể tên được 5 bản hiến pháp: Hiến pháp 1946; 1959; 1980; 1992; 2013

b. Học sinh sắp xếp được: 1. Hiến pháp; 2. Luật; 3. Pháp lệnh; 4. Lệnh; 5. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Câu 3. (3 điểm) Học sinh phân tích được:

  • Giống nhau: Đều điều chỉnh hành vi, nhận thức của con người
  • Khác nhau:
    • Nguồn gốc
    • Nội dung
    • Hình thức thể hiện
    • Phương thức tác động

Câu 4. (2 điểm) Đáp án mở:

Học sinh phân tích được:

  • Nhận xét theo hướng vận dụng quy định về quyền bình đẳng của công dân trong lao động, học tập để giải quyết vấn đề.
  • Phân tích quyền bình đẳng về cơ hội ngang nhau trong lựa chọn ngành nghề, quyền được học tập, được tạo việc làm...

Câu 5: (2.5 điểm) Học sinh phân tích được:

1. Trong tình huống này, A đã vi phạm pháp luật hành chính vì đã vượt đèn đỏ, trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ.

- Hành vi của A có đủ cả 3 dấu hiệu của vi phạm pháp luật: trái pháp luật giao thông; do A là người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện; A đã cố ý đi xe máy vượt đèn đỏ, tức là A có lỗi cố ý trong trường hợp này.

2. Mặc dù A đã bồi thường cho B nhưng Cảnh sát giao thông vẫn có quyền phạt tiền A, vì A vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật hành chính. Trong trường hợp này, A phải chịu trách nhiệm hành chính.

Câu 6. (4.0 điểm) Đáp án mở

Học sinh phân tích được:

1. Thực trạng:

  • Tai nạn giao thông hiện nay đang là vấn đề đáng báo động ở nước ta...

2. Nguyên nhân:

  • Cơ sở hạ tầng còn yếu kém...
  • Pháp luật có nơi, có lúc làm chưa nghiêm...
  • Ý thức của người tham gia giao thông...

3. Hậu quả:

  • Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của cá nhân người tham gia giao thông...
  • Để lại nỗi đau cho gia đình và cộng đồng...

4. Giai pháp:

  • Tăng cường công tác tuyên truyền về ý thức chấp hành Luật ATGT ở mọi lúc, mọi nơi...
  • Người dân có ý thức chấp hành đúng luật ATGT...
  • Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát và có chế tải xử lí nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm luật ATGT...

5. Liên hệ với bản thân.

0