21/02/2018, 08:30

Đề tài đất nước trong thơ Việt Nam

Đất nước là một đề tài lới, xuyên suốt trong văn học Việt Nam. Nhắc đến Tổ quốc, đất nước, người ta thường nghĩ đến những điều thiêng liêng, lớn lao, vĩ đại. Đã có một truyền thống khám phá đất nước nghiêng về phía trang trọng ...

Đất nước là một đề tài lới, xuyên suốt trong văn học Việt Nam. Nhắc đến Tổ quốc, đất nước,  người ta thường nghĩ đến những điều thiêng liêng, lớn lao, vĩ đại. Đã có một truyền thống khám phá đất nước nghiêng về phía trang trọng ấy.

Từ xa xưa, thơ thần của Lí Thường Kiệt, đất nước được định nghĩa là nơi “đế cư”, được ghi tại “thiên thư”:

                        Nam quốc sơn hà Nam đế cư

                       Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Đến “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, quốc gia dân tộc lại được xác định bởi nhiều yếu tố thiêng liêng như quốc hiệu, lãnh thổ, phong tục, tập quán:

                        Như nước Đại Việt ta từ trước

                       Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

                       Núi sông bờ cõi đã chia

                       Phong tục Bắc Nam cũng khác

                      Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

                      Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

                      Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

                      Xong hào kiệt thời nào cũng có

– Đất nước qua ngòi bút thơ của Chế Lan Viên trong “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” rạng rỡ, chói lọi với những mốc son lịch sử hào hùng:

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

                            Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn

                            Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc

                            Hưng đại diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng

– Tố quốc Việt Nam còn mang vóc dáng của thiên thần trong cảm nhận của Tố Hữu – lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam:

                         Đây cuộc hồi sinh buổi hóa thân

                         Mùa đông thế kỉ chuyển sang xuân

                        Ôi Việt Nam! Từ trong biển máu

                        Người vươn lên như một thiên thần

Sau này,Trần Mạnh Hải lại phát hiện ra một đất nước hình tia chớp:

                      Có phải mẹ Âu Cơ đã đi vòng trái đất
                      Để làm chỗ khai sinh con Lạc cháu Hồng
                     Mẹ đã tìm ra dải đất hình tia chớp
                     Chọn vùng tâm bão để sinh con
         
                    Cái dải đất sông hoá rồng chín khúc
                    Hai đầu xoè những mũi đất – mũi lao
                    Núi mang dáng ngựa phi voi phục
                    Bảo ngủ rừng sâu đợi giặc vào

                   Cái dải đất giống như nàng Tiên múa
                   Lại có hình ngọn lửa lúc cuồng phong
                   Lịch sử thành văn trên mình ngựa
                   Con trẻ mà mang áo giáp đồng

Nguồn: 

0