25/05/2018, 07:26

Đế quốc Mông Cổ

được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của ...

được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14.

do Đại Hãn cai trị. Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất, đế quốc này bị chia thành 4 phần, bao gồm nhà Nguyên, hãn quốc Y Nhi (Il), hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai) và hãn quốc Kim Trướng), mỗi vùng do một hãn cai trị.

Thành Cát Tư Hãn là vị vua sáng lập Quốc gia Mông Cổ và .

Theo các tính toán của phương Tây, nhà sử học R. J. Rummel ước tính rằng 30 triệu người bị giết dưới sự cai trị của đế quốc Mông Cổ và dân số của Trung Hoa lúc đó giảm xuống một nửa trong vòng 50 năm dưới sự cai trị của đế quốc Mông Cổ. David Nicole đã viết trong tác phẩm Các lãnh chúa Mông Cổ (The Mongol Warlords) rằng "nỗi khiếp đảm do khủng bố và hủy diệt hàng loạt bất kể kẻ nào chống lại họ là một chiến thuật được kiểm nghiệm có kết quả"

Một trong những sách lược quân sự được người Mông Cổ áp dụng là làm cỏ những cư dân thành thị từ chối đầu hàng; trong Cuộc xâm lược tại Kiev, hầu như các thành phố lớn đều bị phá hủy; nhưng nếu cư dân ở đâu chịu phục tùng thì được tha thứ và đối xử một cách khoan dung. Cùng với các chiến thuật đe dọa, việc bành trướng nhanh chóng của Đế quốc này có điều kiện thuận lợi do khả năng bền bỉ chịu đựng của đội quân Mông Cổ (đặc biệt trong điều kiện mùa đông giá rét), kỹ năng chiến đấu, chế độ trọng nhân tài và tính kỷ luật.

Tốc Bất Đài (Subotai) là một trong những chỉ huy của quân Mông Cổ coi mùa đông là thời gian tốt nhất để tiến hành chiến tranh. Trong khi những người có sức chịu đựng lại trú đông thì người Mông Cổ lại có khả năng sử dụng những hồ và sông đóng băng để làm đường đi cho những kỵ binh của mình, đây là một chiến thuật mà Tốc Bất Đài sử dụng với hiệu quả lớn ở Nga.

có các vùng đất rộng lớn thống nhất và ảnh hưởng lâu dài, một trong những vùng đó (như đông và tây nước Nga và một số vùng miền tây Trung Hoa) vẫn còn thống nhất cho đến ngày nay dù đã trải qua nhiều chế độ cai trị khác nhau. Người Mông Cổ đã bị đồng hóa vào các dân tộc địa phương sau khi sụp đổ và nhiều người trong số họ đã theo các tôn giáo bản địa như các hãn quốc ở phía tây theo Hồi giáo, phần lớn chịu ảnh hưởng của Sufi. Trên thực tế, sự đấu đá nội bộ và sự yếu kém trong cai trị là một trong những nguyên nhân chính cho sự sụp đổ của đế chế này .

Sự ảnh hưởng của có thể được chứng tỏ một cách trực tiếp hơn: Zerjal et al [2003] xác định được một dòng nhiễm sắc thể Y có mặt trong khoảng 8% nam giới của một vùng rộng tại Châu Á (hay khoảng 0.5% nam giới trên toàn thế giới). Bài báo này cho rằng kiểu biến đổi bên trong dòng giống này thống nhất với một giả thuyết rằng nó được bắt nguồn từ Mông Cổ khoảng 1000 năm trước. Một sự lan tràn như vậy là quá nhanh nếu đã xảy ra bằng khuyếch tán, do đó, nó phải là kết quả của sự chọn lọc. Tác giả cho rằng, dòng giống này có thể đã bắt nguồn từ các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, và rằng nó đã lan rộng do sự chọn lọc xã hội. Bên cạnh các vương triều của các Hãn (Hãn quốc) và các hậu duệ của họ, dòng họ vương triều Môgôn của Ấn Độ cũng là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn: mẹ của Babur là một hậu duệ đó - còn cha của ông thuộc dòng trực hệ của Timur (Tamerlane).

Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc này được chia cho 4 con trai của ông với người con trai thứ 4 là đại hãn, và đến những năm 1350, các triều Hãn rạn nứt và đánh mất trật tự mà Thành Cát Tư Hãn đã mang lại. Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành triều đại Y Nhi ở Ba Tư, triều Chagatai ở Trung Á, triều Nguyên ở Trung Quốc, và cái mà sau này trở thành Kim Trướng hãn quốc ở địa phận nước Nga ngày nay.

Thống nhất Mông Cổ

Thiết Mộc Chân, sau này được biết đến với cái tên nổi tiếng hơn là Thành Cát Tư Hãn, là người đã lập ra đế quốc Mông Cổ. Ông là con trai Dã Tốc Cai, vị thủ lĩnh của bộ lạc Ki Dát — một trong số những bộ lạc phân bố rải rác trên lãnh thổ Mông Cổ, trên danh nghĩa dưới quyền kiểm soát của nhà Kim lúc ấy. Cha ông bị một bộ tộc đối nghịch giết khi còn trẻ. Việc này khiến cho Tang Côn định giết Thiết Mộc Chân để giành quyền lực. Tuy nhiên Thiết Mộc Chân đã biết trước âm mưu này khiến nổ ra một trận nội chiến lớn bên trong những người Mông Cổ. Cuối cùng, Thiết Mộc Chân đánh bại Tang Côn lên nắm tước vị Vương Hãn. Thiết Mộc Chân đã lập ra một bộ văn bản luật cho người Mông Cổ được gọi là Yassa, và ông buộc mọi người phải tuân thủ nghiêm túc.

Tiếp đó, Thiết Mộc Chân tấn công các bộ tộc xung quanh, nắm thêm quyền lực. Bằng cách phối hợp cả ngoại giao, tổ chức, khả năng quân sự và sự tàn bạo, Thiết Mộc Chân cuối cùng đã thống nhất được tất cả các bộ lạc thành một quốc gia duy nhất, một chiến công mang tính biểu tượng của người Mông Cổ, vốn đã có một lịch sử huynh đệ tương tàn lâu dài. Năm 1206, Thiết Mộc Chân đã thống nhất toàn bộ các bộ lạc phân tán trước đó để tạo thành nước Mông Cổ. Tại một Khurultai (một hội đồng thủ lĩnh Mông Cổ), ông được trao tên hiệu "Thành Cát Tư Hãn", hay "Vua cai trị tối cao". Sự khai sinh nước Mông Cổ đánh dấu bước khởi đầu của một đế chế không ngừng mở rộng trong lịch sử, chiếm những vùng đất lớn ở châu Á, Trung Đông và nhiều phần châu Âu, trong hai thế kỷ sau đó. Trong khi đế chế của mình mở rộng về mọi hướng, mục tiêu chính của Thành Cát Tư Hãn luôn là Trung Quốc, đặc biệt Tây Hạ, nhà Kim và triều Nam Tống.

Chinh phục phía bắc

Ở thời còn Khuriltai, Thiết Mộc Chân tham dự vào một cuộc tranh chấp với Tây Hạ - cuối cùng trở thành cuộc chiến tranh chinh phục đầu tiên của ông. Dù vấp phải sự kháng cự từ những thành phố Tây Hạ được tổ chức phòng ngự tốt, cuối cùng ông đã thành công trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng của Tây Hạ khi ký hiệp ước hòa bình năm 1209. Ông được các vị hoàng đế Tây Hạ công nhận là chúa tể. Sự kiện này đánh dấu sự thành công đầu tiên trong quá trình chinh phục mọi vương quốc và triều đại ở Trung Quốc chưa từng được hoàn thành trước thời ông. Một mục tiêu chính của Thiết Mộc Chân là chinh phục nhà Kim, cho phép người Mông Cổ trả thù những lần thua trận trước đó, chiếm lấy miền Bắc Trung Quốc giàu có và biến Mông Cổ trở thành một cường quốc lớn đối với người Trung Quốc. Ông tuyên chiến năm 1211, và dùng các phương pháp chiến đấu với Tây Hạ trước đó để tấn công nhà Kim. Người Mông Cổ giành chiến thắng trên chiến trường, nhưng họ lại thất bại trong nỗ lực chiếm các thành phố lớn. Sử dụng cách tấn công thông thường của mình, Thiết Mộc Chân và quân đội gặp nhiều vấn đề khi tấn công các thành trì phòng ngự kiểu pháo đài. Với sự trợ giúp của các kỹ sư Trung Quốc, họ dần phát triển các kỹ thuật sau này biến họ trở thành một trong những lực lượng công thành hoàn thiện và thành công nhất trong lịch sử chiến tranh.

Sau khi giành được một số thắng lợi to lớn trên chiến trường và chiếm được một số thành trì sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, Thiết Mộc Chân đã chinh phục và củng cố các lãnh thổ nhà Kim xa về phía nam tới tận Vạn lý trường thành năm 1213. Sau đó ông tấn công ba mũi vào trong lãnh thổ Kim, trong khoảng giữa Trường thành và Hoàng Hà. Ông đánh bại quân đội Kim, tàn phá miền Bắc Trung Quốc, chiếm nhiều thành phố, và năm 1215 bao vây, chiếm và phá hủy kinh đô Kim tại Yên Kinh (sau này là Bắc Kinh). Tuy nhiên, hoàng đế Kim, Tuyên Tông không đầu hàng mà dời đô tới Khai Phong, con cháu ông còn giữ được ngôi cho tới tận năm 1234.

Vị hoàng đế Tây Hạ chư hầu từ chối tham gia vào cuộc chiến chống lại các dân tộc Khwarizm, vì thế Thiết Mộc Chân thề sẽ trừng phạt họ. Trong khi ông còn đang ở Trung Á, Tây Hạ và Kim thành lập một liên minh chống lại người Mông Cổ. Sau khi nghỉ ngơi và bố trí lại quân đội, Thiết Mộc Chân lại một lần nữa chuẩn bị chiến tranh chống lại những kẻ địch lớn nhất của mình. Khi ấy, sau nhiều năm chinh chiến Thiết Mộc Chân đã chuẩn bị trước cho tương lai và lập ra thứ bậc truyền ngôi cho các con. Ông lựa chọn con trai thứ ba là Oa Khoát Đài (Ogedei) làm thế tử và lập ra một phương pháp lựa chọn các hãn sau này, quy định rằng họ phải là con cháu trực hệ của ông. Tuy nhiên, ông nhận được tin tình báo rằng Tây Hạ và Kim đã tập trung được một lực lượng 180.000 cho một chiến dịch mới.

Tham vọng đoạt Thiên Mệnh

Năm 1226, Thiết Mộc Chân tấn công người Tanguts (Tây Hạ) lấy lý do rằng người Tanguts đã chứa chấp các kẻ thù của Mông Cổ. Năm sau đó ông chiếm các thành phố Heisui, Cám Châu (赣州), Tô Châu, và phủ Xiliang — cuối cùng Tây Hạ bị đánh bại gần dãy Hà Liên Sơn. Ngay sau đó ông chiếm thành phố Ling-zhou của Tây Hạ — đánh bại quân tiếp viện của họ. Năm 1227, Thiết Mộc Chân tấn công thủ đô Tanguts và vào tháng 2 chiếm phủ Lintiao. Tháng ba ông chiếm quận Tây Ninh và phủ Tín Đô (信都府), tháng 4, chiếm quận Deshun. Tại Deshun, tướng Tây Hạ là Mã Diên Long () chống lại quân Mông Cổ trong nhiều ngày và tự mình chỉ huy cuộc chiến với quân Mông Cổ bên ngoài thành. Sau này Mã Diên Long chết vì bị trúng tên. Khi sắp qua đời năm 1227, Thiết Mộc Chân đã phác họa cho con trai út là Đà Lôi, các kế hoạch sau này sẽ được những kẻ kế tục ông sử dụng để tiêu diệt Tây Hạ, nhà Kim và triều Nam Tống. Vị hoàng đế mới nhà Tây Hạ, lên ngôi khi diễn ra các cuộc tấn công của Mông Cổ, đầu hàng. Người Tanguts chính thức đầu hàng năm 1227, sau khi tồn tại 190 năm, từ 1038 đến 1227. Người Mông Cổ giết hoàng đế Tanguts và các thành viên trong gia đình hoàng tộc.

Trong thời cai trị của Oa Khoát Đài, người Mông Cổ hoàn thành việc chinh phục nhà Kim (1115–1234) năm 1234, tới gần và bắt đầu tấn công Nam Tống. Năm 1235, dưới sự chỉ huy trực tiếp của khan, người Mông Cổ bắt đầu một cuộc chiến chinh phục kéo dài bốn mươi nhăm năm. Sau một loạt các chiến dịch từ 1231 đến 1259, quân đội Mông Cổ buộc Triều Tiên phải lệ thuộc họ. Người Mông Cổ cũng thành lập quyền kiểm soát lâu dài đối với Ba Tư bản thổ (do Chormagan chỉ huy) và nổi tiếng hơn là hãn vương Bạt Đô dẫn đầu tiến về phía tây để chinh phục thảo nguyên Nga. Những vùng đã bị họ chinh phục gồm hầu như toàn bộ Nga (trừ Novgorod, trở thành một chư hầu), Hungary, và Ba Lan. Oa Khoát Đài chết năm 1241, vì rượu, khiến chiến dịch chinh phục phía tây chết yểu. Các vị tướng nghe tin đó khi họ đang tiến về Viên, và đã rút quân về Mông Cổ, không còn ý định tiến về phía tây nữa.

Không cần tới thời hãn vương Mông Ca, người Mông Cổ đã có ý chiếm Nam Tống, đế chế văn minh nhất thế giới thời đó. Mông Ca rất chú ý tới cuộc chiến chinh phục Trung Quốc, ông đã chuẩn bị tấn công vào sườn nhà Tống thông qua cuộc chinh phục Vân Nam năm 1253 và một cuộc xâm lược Đông Dương, sẽ cho phép người Mông Cổ đánh Tống từ phía bắc, tây và nam. Đích thân chỉ huy quân đội hàng chục năm, ông chiếm nhiều thành phố dọc theo mặt trận phía bắc. Những hành động chuẩn bị này cho thấy cuộc chiến tranh chinh phục chỉ còn là vấn đề thời gian. Ông ra lệnh cho em trai là Hạt Lỗ (Hülegü) tiến về phía tây, một hành động nhằm mở rộng Đế chế Mông Cổ tới tận cổng thành Ai Cập. Các cuộc chinh phục châu Âu bị quên lãng nhường chỗ cho hai mặt trận đó, nhưng sự thân thiện của Mông Ca với Bạt Đô (hãn vương Quý Do (Güyük Khan) suýt đã có chiến tranh với ông ta — nhưng cuộc chiến không diễn ra vì cái chết của ông) đã đảm bảo sự thống nhất của đế chế. Trong khi đang tiến hành chiến tranh với Trung Quốc, Mông Ca ốm vì bệnh lỵ và chết (năm 1259), khiến chiến dịch của Húc Liệt Ngột bị hủy bỏ, nhờ đó nhà Tống chưa bị đánh bại, và gây ra một cuộc nội chiến giành ngôi phá vỡ sự thống nhất và vô địch của đế chế. Cái chết của ông khiến Hốt Tất Liệt hoàng đế đầu tiên nhà Nguyên có cơ hội nổi lên.

Liên lục địa Âu Á tại đỉnh cao của các cuộc xâm lược của Mông Cổ, khoảng thập kỉ 1200.

* 1206: Từ năm này, Thiết Mộc Chân từ thung lũng Orkhon đã thống trị Mông Cổ và nhận danh hiệu Thành Cát Tư Hãn.

* 1207: Quân Mông Cổ bắt đầu đánh Tây Hạ, đất nước chiếm phần lớn vùng Tây Bắc Trung Quốc và một phần Tây Tạng. Chiến dịch này kéo dài đến năm 1210 khi vua Tây Hạ quy hàng. Trong thời gian này, người Uyghur (người Đột Quyết vùng Trung Á) xin theo quân Mông.

* 1211: Thành Cát Tư Hãn dẫn quân xuyên qua sa mạc Gobi đánh nhà Kim ở Bắc Trung Quốc.

* 1218: Quân Mông chiếm được Semirechye (ở đông nam Kazakhstan ngày nay) và lòng chảo Tarim, chiếm đóng Kashgar (một thành phố ốc đảo tại Tân Cương).

* 1218: Việc vua Khwarezm là Ala ad-Din Muhammad giết sứ thần Mông Cổ mở đầu cho cuộc tấn công của quân Mông về phía Tây.

* 1219: Quân Mông Cổ vượt Jaxartes (Syr Darya) và bắt đầu xâm lược Transoxiana.

* 1219–1221: Trong khi chiến dịch tại Bắc Trung Quốc vẫn tiếp diễn, quân Mông Cổ tiến hành chiến tranh ở Trung Á và diệt Đế quốc Khwarezm.

* 1223: Quân Mông Cổ giành được một chiến thắng quyết định tại Trận sông Kalka, lần tiếp chiến đầu tiên giữa quân Mông Cổ và các chiến binh Slav ở phía Đông.

* 1227: Thành Cát Tư Hãn qua đời; các tướng Mông Cổ trở về Mông Cổ để họp. Đến thời điểm này, đế quốc đã có diện tích gần 26 triệu km², khoảng 4 lần diện tích Đế quốc La Mã hay Đế quốc Macedonia.

* 1237: Dưới sự lãnh đạo của Bạt Đô, quân Mông trở lại phía Tây và bắt đầu chiến dịch đánh Kievan Rus'

* 1240: Quân Mông Cổ đốt phá Kiev. Một đạo quân khác xâm lược Triều Tiên.

* 1241: Quân Mông Cổ đánh bại người Hungary dưới sự chỉ huy của Béla IV và Croatia tại Trận Muhi, đánh bại người Ba Lan, các Hiệp sĩ dòng Đền, Hiệp sĩ Giéc-man tại trận Liegnitz.

* 1241-1242: Dưới quyền Bạt Đô và Khadan, quân Mông Cổ xâm lược Đế quốc Bulgaria và buộc nước này phải triều cống hàng năm.

* 1246 Quý Do được bầu làm đại hãn.

* 1256: Húc Liệt Ngột, cháu nội Thành Cát Tư Hãn thành lập Hãn quốc Y Nhi ở Ba Tư.

* 1258: Quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy xâm lược Đại Việt. Nhưng bị thua.

* 1258: Húc Liệt Ngột cướp phá thành Bagdad, xử tử khalip al-Musta'sim.

* 1260: Húc Liệt Ngột gửi một đạo quân chống lại Ai Cập. Người Mông Cổ (dưới sự chỉ huy của Kitbuqa) và Ai Cập (dưới sự chỉ huy của vua sultan Saif ad-Din Qutuz) đã đụng độ nhau tại trận Ain Jalut ở Palestine với chiến thắng thuộc về người Ai Cập, tư lệnh Mông Cổ là Kitbuqa bị giết.

* 1279: Mông Cổ tiêu diệt Nam Tống (Trung Quốc), Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên.

* 1285: Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt lần 2 nhưng không thành công. Tướng Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết.

* 1287-1288: Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt lần 3, bị đánh bại trong Trận Vân Đồn và Bạch Đằng.

Quân đội Mông Cổ có tổ chức đơn giản nhưng hiệu lực. Nó dựa trên một truyền thống cổ của thảo nguyên, đó là một hệ thống thập phân đã được biết đến trong các nền văn hóa Iran từ thời Ba Tư Achaemenid. Quân đội được tổ chức từ các đội 10 người, được gọi là một arban; 10 arban lập thành một đại đội 100 người, gọi là một jaghun; 10 jaghun lập thành một trung đoàn một ngàn người gọi là mingghan, và 10 mingghan tạo thành một lực lượng 10 ngàn người, tương đương với 1 sư đoàn hiện đại.

Trong một trận đánh, quân Mông Cổ sử dụng sự hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các cánh quân. Tuy họ nổi tiếng với kị binh bắn cung, các lực lượng dùng giáo của họ cũng thiện chiến không kém và cũng góp phần quan trọng cho thành công.

Không như những chiến binh cơ động khác như Hung Nô/Người Hung hay người Viking, người Mông Cổ rất thành thạo trong nghệ thuật bao vây. Họ cẩn thận tuyển mộ các thợ thủ công và người tài trong lĩnh vực quân sự từ các thành phố chiếm được, cùng với một nhóm công binh và pháo thủ Trung Quốc, họ là các chuyên gia trong việc xây dựng máy bắn đá (trebuchet), máy lăng đá (catapult) và các máy móc khác để dùng cho việc bao vây các vị trí được phòng thủ. Các máy móc này đã được sử dụng hiệu quả trong các chiến dịch châu Âu của tướng Subutai. Các vũ khí này có thể được xây dựng ngay tại chỗ bằng các vật liệu sẵn có như cây cối gần đó. Bên cạnh đó, hỏa tiễn cũng được sử dụng để làm rối loạn đội hình đối phương, dùng khói để cô lập các bộ phận của đối phương trong khi tiêu diệt các lực lượng này.

Kỉ luật quân đội là điều tạo nên sự khác biệt giữa quân Mông Cổ và các đội quân khác. Quân Mông Cổ được huấn luyện, tổ chức, và trang bị cho mục tiêu tốc độ và tính cơ động. Để làm tối đa tính cơ động, binh sĩ Mông Cổ được trang bị giáp tương đối nhẹ so với nhiều đội quân mà họ đối đầu. Ngoài ra, việc binh sĩ Mông Cổ hoạt động độc lập với các tuyến hậu cần đã làm tăng đáng kể tốc độ di chuyển của quân đội. Kỉ luật được huấn luyện theo truyền thống săn bắn cổ với các nhóm nhỏ, trong đó các chiến binh trải rộng theo tuyến, bao vây toàn bộ khu vực. Mục tiêu là để không cho phép một con thú nào trốn thoát và để giết sạch chúng.

Tranh vẽ cổ về những kẻ thống trị người Mông Cổ

Tất cả các chiến dịch quân sự đều được chuẩn bị cẩn trọng trong việc lập kế hoạch, trinh sát, thu thập các thông tin nhạy cảm liên quan đến các vùng lãnh thổ và lực lượng của đối phương. Thành công, tổ chức và tính cơ động của quân Mông Cổ cho phép họ đánh cùng lúc nhiều mặt trận. Tất cả nam giới tuổi từ 15 đến 60 và có khả năng tham gia sự huấn luyện khắc nghiệt đều thuộc diện có thể đăng lính, một vinh dự trong truyền thống chiến binh bộ lạc.

Một lợi điểm khác của quân Mông Cổ là khả năng di chuyển xa thậm chí trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt; đặc biệt, các dòng sông băng đã đóng vai trò như các con đường cao tốc tới các vùng đô thị lớn hai bên bờ. Bên cạnh công nghệ vây thành, quân Mông Cổ còn thích ứng được với các công trình thủy, vượt sông Sajó trong điều kiện lũ mùa xuân với 30 ngàn kị binh trong đúng một đêm trong Trận Muhi (tháng 4, 1241), đánh bại vua Hungary Béla IV. Tương tự, trong cuộc tấn công các vua Hồi giáo của đế quốc Khwarezmid, quân Mông Cổ đã dùng một đội thuyền nhỏ để chặn việc rút chạy theo đường sông.

0