05/02/2018, 11:37

Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 1

Đánh giá bài viết Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 1 Câu 1: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST (3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết (4) Có thể làm giảm ...

Đánh giá bài viết Đề luyện thi đại học môn Sinh học số 1 Câu 1: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể (1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST (2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST (3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết (4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến A. 2,3 B. 1,4 C. 1,2 D. 2,4 Câu 2: Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây không đúng A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi AND B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa C. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêotit D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến Câu 3: Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến khiến chúng hoạt động quá mức gây ra nhiều sản phẩm của gen. Những kiểu đột biến nào dưới đây có thể làm cho một gen bình thường (tiền ung thư )trử thành gen ung thư (1) Lặp đoạn NST (2) Đảo đoạn NST (3) Chuyển đoạn NST (4) Mất đoạn NST A. 1,2,4 B. 1,3,4 C. 1,2,3 D. 2,3,4 Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-T; G-X và ngược lại thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sao đây (1) Phân tử AND mạch kép (2) Quá trình phiên mã (3) Phân tử mARN (4) Quá trình dịch mã (5) Phân tử tARN (6) Quá trình tái bản AND A. 1,4 B. 1,6 C. 2,6 D. 3,5 Câu 5: Loại đột biến nào sau đây thường làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào A. Lặp đoạn NST B. Đột biến lệch bội C. Đột biến gen D. Đột biến đa bội Câu 6: Số phân tử ADN tong một tế bào sinh tinh của ruồi giám ở kì sau của giảm phân I là A. 4 B. 2 C. 8 D. 16 Câu 7: Xét cặp NST giới tính XX ở một tế bào sinh trứng. Sự rối loạn phân li của cặp NST này ở lần phân bào I sẽ tạo ra giao tử mang NST giới tính A. X hoặc O B. O C. XX D. XX hoặc O Câu 8: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn cây lưỡng bội thuần chủng quả đó với cây lưỡng bội quả vàng thu được F1. Sau đó cho 2 cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có 3004 cây quả đỏ: 1001 cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là đúng A. Các cây F1 đem lai là thể dị hợp B. Phép lai giữa 2 cây F1 là Aaaa x Aa C. Các cây F1 đều trở thành cây 4n sau khi được xử lí consixin D. Trong các cây F1 có 1 cây là thể đồng hợp và 1 cây là thể dị hợp Câu 9: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về A. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh D. Sự phân li độc lập của các cặp alen trogn quá trình giảm phân Câu 10: Có thể mang kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen mỗi gen quy định môt tính trạng phân tích có hoán vị gen với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình ở con lai là A. 9:3:3:3:1:1 B. 3:3:3:3:1:1:1:1 C. 1:1:1:1:1:1:1:1 D. 4:4:4:4:1:1:1:1 Câu 11: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp cùng quy định, chúng phân lí độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Cây cao nhất có cặp gen là A. A1a1A2a2A3a3 B. a1a2a3a4 C. A1A1A2A2A3A3 D. A1A1a2a2A3A3 Câu 12: Cho cây có kiểu gen Ab/aB x DE/de tự thụ phấn đời con thu được nhiều loại kiểu hình trong đó kiểu hình có 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 31,86%. Nếu khoảng cách tương đối giữa A và b là 40cM, thì khoảng cách tương đối giữa D và E là A. 10cM B. 30cM C. 40cM D. 20cM Câu 13: Cho P: AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng và có quan hệ trội lăn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu A. 5/32 B. 7/32 C. 9/64 D. 1/4 Câu 14: Cơ thể P dị hợp 3 cặp gen tạo ra loại giao tử ABD với tỉ lê bằng 15%. Tần số hoán vị gen của P là A. 10% B. 20% C. 30% D. 40% Câu 15: Ở một loài thực vật tính trạng quả do 2 cặp gen A(a) và B(b) quy định, tính trạng màu hoa do cặp gen D(d) quy định. Trong một phép lai phân tích cây quả tròn, hoa vàng thu được kết quả 84 cây quả tròn, hao vàng; 216 cây quả tròn, hoa trắng; 516 cây quả dài, hoa vàng; 384 cây quả dài, hoa trắng A. Ad/aD Bb x ad/ad bb B. AaBbDd x aabbdd C. BD/bd Aa x bd/bdaa D. AD/ad Bb x ad/adbb Câu 16: Ở một loài chim cho giao phối 2 cá thể thuần chủng (P): lông dài, xoăn lông, ngắn thẳng , F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết kiểu gen, F2 xuất hiện ở chim mái: 20 lông dài, xoăn: 20 lông ngắn, thẳng: 5 lông dài thẳng: 5 lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có lông dài xoăn. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Tần số hoán vị gen của chim trống F1 là A. 20% B. 25% C. 10% D. 5% Câu 17: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng và nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X. Ở phép lai giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ, trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1%. Kết luận nào sau đây không đúng (1) Kiểu gen của ruồi (P) là AB/abXDXd x AB/abXDY (2) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt mắt đỏ ở F1 là 15,75% (3) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F1 là 40,5% A. 1,3 B. 1,2 C. 2,3 D. 2 Câu 18: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây không phải là của quần thể ngẫu phối (1) Thành phần kiểu gen đặc trưng ổn định qua các thế hệ (2) Duy trì sự đa dạng di truyền (3) Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể (4) Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 19: Trong các quần thể dưới đây, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền Quần thể Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa 1 0,3 0,3 0,4 2 0,49 0,42 0,09 3 1 0 0 A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 20: Xét một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,64 AA: 0,32Aa: 0,04 aa. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng (1) Quần thể trên đạt trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen (2) Sau 5 thế hệ ngẫu phối tần số alen A và a của quần thể lần lượt là 0,7 và 0,3 (3) Sau 5 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tần số kiểu gen đồng hợp à 0,99 (4) Do điều kiện sống thay đổi, kiểu gen aa không có khả năng sinh sản, khi đó quần thể ngẫu phối thì tần số kiểu gen đồng hợp trội ở F1 là 25/36 A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 21: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc những cơ thể sinh vật có hệ gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới gọi là A. Kĩ thuật chuyển gen B. Kĩ thuật phân cắt phôi C. Công nghệ gen D. Công nghệ tế bào động vật Câu 22: Từ tế bào mẹ hạt phấn có kiểu gen AaBbDd, bằng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra cây lưỡng bội thuần chủng về tất cả các gen trong thời gian ngắn nhất A. Gây đột biến B. Lai hữu tính C. Lai tế bào sinh dưỡng D. Nuôi cấy tế bào đơn bội Câu 23: Bác sĩ chẩn đoán cho một bệnh nhân có các đặc điểm: người lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt một mí, hơi sâu, si đần,… rằng người đó bị hội chứng A. Đao B. Tơcnơ C. Claiphentơ D. XXX Câu 24: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh nhận định nào sau đây là đúng (1) Bệnh được quy định bởi gen lặn trên NST X (2) Xác suất cá thể 6;7 mang kiểu gen AA = 1/3 Aa = 2/3 (3) Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16,17 là 9/14 A. 1 B. 2 C. 3 D. 2,3 Câu 25: Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố nào làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của cả hai quần thể A. Chọn lọc tự nhiên B. Dị – nhập gen C. Yếu tố ngẫu nhiên D. Đột biến Câu 26: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại thì A. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen của các thể sinh vật B. Tất cả các biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa C. Cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể D. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm chạp Câu 27: Hình ảnh bên là ví dụ cho A. CLTN B. Chọn lọc nhân tạo C. Tiến hóa hội tụ D. Dấu tranh sinh tồn Câu 28: Các nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hóa (1) Giao phối ngẫu nhiên (2) Dị – nhập gen (3) CLTN (4) Yếu tố ngẫu nhiên (5) Đột biến A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 1,2,5 D. 2,3,4 Câu 29: Hình bên là sơ đồ hình thành loài bằng cách li địa lí, với các loài kí hiệu là A,B,C,D. Từ sơ đồ cho thấy nhận xét nào sau đây là đúng (1) Điều kiện địa lí ở đảo 1 là yếu tố trực tiếp làm phân hóa vốn gen của quần thể A trên đảo 1, khiến chúng khác với vốn gen của quần thể gốc A ở đất liền (2) Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen do các nhân tố tiến hóa tạo ra giữa quần thể A ở đảo 1 và đất liền ; giữa quần thể B ở đảo 1 với đảo 2 và đảo 3 (3) Quần thể C ở đảo 2 và đảo 3 giống nahu về vốn gen nên không xuất hiện loài mới A. 2 B. 1 C. 3 D. 2 và 3 Câu 30: Trong quá trình phát sinh sự sống, khí quyển nguyên thủy không chứa A. O2 B. CH4 C. NH3 D. Hơi nước Câu 31: Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa cá thẻ trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Đây là đặc điểm của kiểu phân bố nào trong quần thể A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố đồng đều C. Phân bố ngẫu nhiên D. Phân bố đồng đều hoặc ngẫu nhiên Câu 32: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ thể tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A. Sức tăng trưởng của cá thể B. Mức tử vong C. Nguồn thức ăn và kẻ thù từ môi trường D. Mức sinh sản Câu 33: Nhân tố chủ yếu nhất chi phối sự biến động số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canada theo chu kì 9-10 năm A. Sự canh tranh B. Số lượng vật ăn thịt C. Vật kí sinh D. Thức ăn Câu 34: Một quần thể có kích thước 5000 các thể. Sau một năm thống kế thấy có 3% số cá thể tử vong, trong khi đó có 2% số cá thể được sinh ra, 4% số cá thể đã di cư vào mùa đông. Hãy cho biết tại thời điểm thống kê, kích thước quần thể là bao nhiêu A. 4750 B. 4500 C. 4000 D. 3000 Câu 35: Những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90% khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thưc ăn (1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường (2) Một phần do sinh vật không sử dụng được (3) Một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết và các bộ phân rơi rụng (4) Một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật A. 2,3,4 B. 1,2,3 C. 1,3,4 D. 1,2,4 Câu 36: Vai trò của hiện tượng khống chế sinh học là A. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái trong quần xã B. Làm cho một loài bị tiêu diệt C. Làm cho quần xã chậm phát triển D. Lầm mất cân băng sinh thái trong quần xã Câu 37: Trên các cánh đồng lúa ở miền Bắc, nhiều nơi lúa bị chuột phá hoại rất mạnh. Dựa vào đặc điểm sinh học của chuột và xem xét ở góc độ sinh thái học, biện pháp nào dưới đây có hiệu quả nhất trong việc làm giảm số lượng quần thể chuột một cách bền vững A. Dùng bả để tiêu diệt chuột B. Dùng ni lông bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa C. Đặt bẫy trên các bờ ruộng để tiêu diệt chuột D. Dùng sức người để bắt và tiêu diệt chuột Câu 38: Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở ngô phát tán trong một vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ được chuyển gen Bt có khả năng kháng sâu còn giống ngô S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn bắn. Hậu qảu nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất A. Tỉ lệ chết của giống ngô Bt+ tăng lên B. Các dòng ngô lai có khả năng kháng bệnh tăng lên C. Tỉ lệ chết của loài sâu đục thân tăng lên D. Tỉ lệ chết của giống ngô S tăng lên Câu 39: Ong bắp cày đẻ trứng trên lưng sâu dâu. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. Cộng sinh B. Kí sinh – vật chủ C. Vật ăn thịt – con mồi D. Cạnh tranh Câu 40: Sinh khối của các loài (I, II, III, IV) sống trong một hệ sinh thái rừng nhiệt đới như sau: I:500kg ; II:600kg ; III:500kg: IV:50kg ; V:5kg ; Chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau có thể xảy ra trong hệ sinh thái A. IV → I → II → III B. II → V → I → III C. V → IV → I → III D. III → I → II → V Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C C B C D C A D D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C D D D A A B C A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C D A B B C B C A A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án C C B A A A B D B D Hướng dẫn giải Câu 12: Vì f = 40% => Giao tử ab = 40: 2 = 20% Tỉ lệ ab//ab = 4% Kiểu hình A-B có tỉ lệ 54%. Đặt tỉ lệ giao tử dc = x ta có tỉ lệ kiểu hình D-E- = 50% + x Theo đề bài A-B-D-E =31,86% =54%.(50% + x2) Tỉ lệ D-E- = 31,86%/54% = 59% => 50% + x2 = 59% => %dc =30% Tần số hoán vị gen giữa D/d là (100-30.2)% = 40% Khoảng cách tương đối giữa D và c là 40cM Câu 17: Ở F1 xuất hiện mắt trắng P: XDXd x XDY F1: 75% đỏ: 25 trắng Thân đen cánh cụt ở F1: ab//ab =1%: 25% = 4% A-B- = 54% A-bb = aaB- = 21%; 4%ab//ab = 8%ab x 50%ab Kiểu gen của ruồi P: cái Ab//aB x đực AB//ab P Ab/aB XDXd x AB/abXDY => 1 sai Kiểu hình thân xám, cánh cụt mắt đỏ ở F1 (A-bbXD) = 21% x 75% = 15,75% => 2 đúng Kiểu hình thân xám cánh dài mắt trắng ở F1 = 54% x 25% = 13,5% => 3 sai Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 29: AnkenBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 10 Quá trình đẳng tích – Định luật Sác-lơBài tập trắc nghiệm GDCD lớp 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941) (phần 1)Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em – Bài tập làm văn số 1 lớp 6Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông – Bài tập làm văn số 2 lớp 12Đề luyện thi đại học môn Hóa học số 12Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu những vấn đề cơ hội và thách thức


Câu 1: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST

(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết

(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến

A. 2,3

B. 1,4

C. 1,2

D. 2,4

Câu 2: Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây không đúng

A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi AND

B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa

C. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêotit

D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến

Câu 3: Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến khiến chúng hoạt động quá mức gây ra nhiều sản phẩm của gen. Những kiểu đột biến nào dưới đây có thể làm cho một gen bình thường (tiền ung thư )trử thành gen ung thư

(1) Lặp đoạn NST

(2) Đảo đoạn NST

(3) Chuyển đoạn NST

(4) Mất đoạn NST

A. 1,2,4

B. 1,3,4

C. 1,2,3

D. 2,3,4

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-T; G-X và ngược lại thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sao đây

(1) Phân tử AND mạch kép

(2) Quá trình phiên mã

(3) Phân tử mARN

(4) Quá trình dịch mã

(5) Phân tử tARN

(6) Quá trình tái bản AND

A. 1,4

B. 1,6

C. 2,6

D. 3,5

Câu 5: Loại đột biến nào sau đây thường làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào

A. Lặp đoạn NST

B. Đột biến lệch bội

C. Đột biến gen

D. Đột biến đa bội

Câu 6: Số phân tử ADN tong một tế bào sinh tinh của ruồi giám ở kì sau của giảm phân I là

A. 4    B. 2    C. 8    D. 16

Câu 7: Xét cặp NST giới tính XX ở một tế bào sinh trứng. Sự rối loạn phân li của cặp NST này ở lần phân bào I sẽ tạo ra giao tử mang NST giới tính

A. X hoặc O

B. O

C. XX

D. XX hoặc O

Câu 8: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho giao phấn cây lưỡng bội thuần chủng quả đó với cây lưỡng bội quả vàng thu được F1. Sau đó cho 2 cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có 3004 cây quả đỏ: 1001 cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là đúng

A. Các cây F1 đem lai là thể dị hợp

B. Phép lai giữa 2 cây F1 là Aaaa x Aa

C. Các cây F1 đều trở thành cây 4n sau khi được xử lí consixin

D. Trong các cây F1 có 1 cây là thể đồng hợp và 1 cây là thể dị hợp

Câu 9: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

A. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng

B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1

C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh

D. Sự phân li độc lập của các cặp alen trogn quá trình giảm phân

Câu 10: Có thể mang kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen mỗi gen quy định môt tính trạng phân tích có hoán vị gen với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình ở con lai là

A. 9:3:3:3:1:1

B. 3:3:3:3:1:1:1:1

C. 1:1:1:1:1:1:1:1

D. 4:4:4:4:1:1:1:1

Câu 11: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp cùng quy định, chúng phân lí độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Cây cao nhất có cặp gen là

A. A1a1A2a2A3a3

B. a1a2a3a4

C. A1A1A2A2A3A3

D. A1A1a2a2A3A3

Câu 12: Cho cây có kiểu gen Ab/aB x DE/de tự thụ phấn đời con thu được nhiều loại kiểu hình trong đó kiểu hình có 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 31,86%. Nếu khoảng cách tương đối giữa A và b là 40cM, thì khoảng cách tương đối giữa D và E là

A. 10cM    B. 30cM    C. 40cM    D. 20cM

Câu 13: Cho P: AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng và có quan hệ trội lăn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu

A. 5/32    B. 7/32    C. 9/64    D. 1/4

Câu 14: Cơ thể P dị hợp 3 cặp gen tạo ra loại giao tử ABD với tỉ lê bằng 15%. Tần số hoán vị gen của P là

A. 10%    B. 20%    C. 30%    D. 40%

Câu 15: Ở một loài thực vật tính trạng quả do 2 cặp gen A(a) và B(b) quy định, tính trạng màu hoa do cặp gen D(d) quy định. Trong một phép lai phân tích cây quả tròn, hoa vàng thu được kết quả 84 cây quả tròn, hao vàng; 216 cây quả tròn, hoa trắng; 516 cây quả dài, hoa vàng; 384 cây quả dài, hoa trắng

A. Ad/aD Bb x ad/ad bb

B. AaBbDd x aabbdd

C. BD/bd Aa x bd/bdaa

D. AD/ad Bb x ad/adbb

Câu 16: Ở một loài chim cho giao phối 2 cá thể thuần chủng (P): lông dài, xoăn lông, ngắn thẳng , F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết kiểu gen, F2 xuất hiện ở chim mái: 20 lông dài, xoăn: 20 lông ngắn, thẳng: 5 lông dài thẳng: 5 lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có lông dài xoăn. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Tần số hoán vị gen của chim trống F1 là

A. 20%    B. 25%    C. 10%    D. 5%

Câu 17: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng và nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X. Ở phép lai giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ, trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 1%. Kết luận nào sau đây không đúng

(1) Kiểu gen của ruồi (P) là AB/abXDXd x AB/abXDY

(2) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt mắt đỏ ở F1 là 15,75%

(3) Tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F1 là 40,5%

A. 1,3    B. 1,2    C. 2,3    D. 2

Câu 18: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây không phải là của quần thể ngẫu phối

(1) Thành phần kiểu gen đặc trưng ổn định qua các thế hệ

(2) Duy trì sự đa dạng di truyền

(3) Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể

(4) Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp

A. 4    B. 1    C. 2    D. 3

Câu 19: Trong các quần thể dưới đây, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền

Quần thể Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
1 0,3 0,3 0,4
2 0,49 0,42 0,09
3 1 0 0

A. 1    B. 3    C. 2    D. 4

Câu 20: Xét một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,64 AA: 0,32Aa: 0,04 aa. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng

(1) Quần thể trên đạt trạng thái cân bằng di truyền về thành phần kiểu gen

(2) Sau 5 thế hệ ngẫu phối tần số alen A và a của quần thể lần lượt là 0,7 và 0,3

(3) Sau 5 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tần số kiểu gen đồng hợp à 0,99

(4) Do điều kiện sống thay đổi, kiểu gen aa không có khả năng sinh sản, khi đó quần thể ngẫu phối thì tần số kiểu gen đồng hợp trội ở F1 là 25/36

A. 3    B. 2    C. 4    D. 1

Câu 21: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc những cơ thể sinh vật có hệ gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới gọi là

A. Kĩ thuật chuyển gen

B. Kĩ thuật phân cắt phôi

C. Công nghệ gen

D. Công nghệ tế bào động vật

Câu 22: Từ tế bào mẹ hạt phấn có kiểu gen AaBbDd, bằng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra cây lưỡng bội thuần chủng về tất cả các gen trong thời gian ngắn nhất

A. Gây đột biến

B. Lai hữu tính

C. Lai tế bào sinh dưỡng

D. Nuôi cấy tế bào đơn bội

Câu 23: Bác sĩ chẩn đoán cho một bệnh nhân có các đặc điểm: người lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt một mí, hơi sâu, si đần,… rằng người đó bị hội chứng

A. Đao    B. Tơcnơ    C. Claiphentơ    D. XXX

Câu 24: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh nhận định nào sau đây là đúng

(1) Bệnh được quy định bởi gen lặn trên NST X

(2) Xác suất cá thể 6;7 mang kiểu gen AA = 1/3 Aa = 2/3

(3) Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng số 16,17 là 9/14

A. 1    B. 2    C. 3    D. 2,3

Câu 25: Trong các nhân tố tiến hóa sau, nhân tố nào làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của cả hai quần thể

A. Chọn lọc tự nhiên

B. Dị – nhập gen

C. Yếu tố ngẫu nhiên

D. Đột biến

Câu 26: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại thì

A. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen của các thể sinh vật

B. Tất cả các biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa

C. Cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể

D. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm chạp

Câu 27: Hình ảnh bên là ví dụ cho

A. CLTN

B. Chọn lọc nhân tạo

C. Tiến hóa hội tụ

D. Dấu tranh sinh tồn

Câu 28: Các nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hóa

(1) Giao phối ngẫu nhiên

(2) Dị – nhập gen

(3) CLTN

(4) Yếu tố ngẫu nhiên

(5) Đột biến

A. 1,2,3

B. 1,2,4

C. 1,2,5

D. 2,3,4

Câu 29: Hình bên là sơ đồ hình thành loài bằng cách li địa lí, với các loài kí hiệu là A,B,C,D. Từ sơ đồ cho thấy nhận xét nào sau đây là đúng

(1) Điều kiện địa lí ở đảo 1 là yếu tố trực tiếp làm phân hóa vốn gen của quần thể A trên đảo 1, khiến chúng khác với vốn gen của quần thể gốc A ở đất liền

(2) Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen do các nhân tố tiến hóa tạo ra giữa quần thể A ở đảo 1 và đất liền ; giữa quần thể B ở đảo 1 với đảo 2 và đảo 3

(3) Quần thể C ở đảo 2 và đảo 3 giống nahu về vốn gen nên không xuất hiện loài mới

A. 2    B. 1    C. 3    D. 2 và 3

Câu 30: Trong quá trình phát sinh sự sống, khí quyển nguyên thủy không chứa

A. O2    B. CH4    C. NH3    D. Hơi nước

Câu 31: Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa cá thẻ trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Đây là đặc điểm của kiểu phân bố nào trong quần thể

A. Phân bố theo nhóm

B. Phân bố đồng đều

C. Phân bố ngẫu nhiên

D. Phân bố đồng đều hoặc ngẫu nhiên

Câu 32: Yếu tố quan trọng nhất chi phối cơ thể tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là

A. Sức tăng trưởng của cá thể

B. Mức tử vong

C. Nguồn thức ăn và kẻ thù từ môi trường

D. Mức sinh sản

Câu 33: Nhân tố chủ yếu nhất chi phối sự biến động số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canada theo chu kì 9-10 năm

A. Sự canh tranh

B. Số lượng vật ăn thịt

C. Vật kí sinh

D. Thức ăn

Câu 34: Một quần thể có kích thước 5000 các thể. Sau một năm thống kế thấy có 3% số cá thể tử vong, trong khi đó có 2% số cá thể được sinh ra, 4% số cá thể đã di cư vào mùa đông. Hãy cho biết tại thời điểm thống kê, kích thước quần thể là bao nhiêu

A. 4750    B. 4500    C. 4000    D. 3000

Câu 35: Những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến dòng năng lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90% khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thưc ăn

(1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường

(2) Một phần do sinh vật không sử dụng được

(3) Một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết và các bộ phân rơi rụng

(4) Một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật

A. 2,3,4

B. 1,2,3

C. 1,3,4

D. 1,2,4

Câu 36: Vai trò của hiện tượng khống chế sinh học là

A. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái trong quần xã

B. Làm cho một loài bị tiêu diệt

C. Làm cho quần xã chậm phát triển

D. Lầm mất cân băng sinh thái trong quần xã

Câu 37: Trên các cánh đồng lúa ở miền Bắc, nhiều nơi lúa bị chuột phá hoại rất mạnh. Dựa vào đặc điểm sinh học của chuột và xem xét ở góc độ sinh thái học, biện pháp nào dưới đây có hiệu quả nhất trong việc làm giảm số lượng quần thể chuột một cách bền vững

A. Dùng bả để tiêu diệt chuột

B. Dùng ni lông bao quanh bờ ruộng để ngăn chuột ăn lúa

C. Đặt bẫy trên các bờ ruộng để tiêu diệt chuột

D. Dùng sức người để bắt và tiêu diệt chuột

Câu 38: Có một loài sâu đục thân gây bệnh ở ngô phát tán trong một vùng sản xuất nông nghiệp trồng chủ yếu giống ngô Bt+ và S. Giống Bt+ được chuyển gen Bt có khả năng kháng sâu còn giống ngô S thì không. Loài sâu này là thức ăn chính của một loài chim trong vùng. Giả sử loài chim bị tiêu diệt một cách đột ngột bởi hoạt động săn bắn. Hậu qảu nào sau đây có xu hướng xảy ra sớm nhất

A. Tỉ lệ chết của giống ngô Bt+ tăng lên

B. Các dòng ngô lai có khả năng kháng bệnh tăng lên

C. Tỉ lệ chết của loài sâu đục thân tăng lên

D. Tỉ lệ chết của giống ngô S tăng lên

Câu 39: Ong bắp cày đẻ trứng trên lưng sâu dâu. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. Cộng sinh

B. Kí sinh – vật chủ

C. Vật ăn thịt – con mồi

D. Cạnh tranh

Câu 40: Sinh khối của các loài (I, II, III, IV) sống trong một hệ sinh thái rừng nhiệt đới như sau: I:500kg ; II:600kg ; III:500kg: IV:50kg ; V:5kg ;

Chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau có thể xảy ra trong hệ sinh thái

A. IV → I → II → III

B. II → V → I → III

C. V → IV → I → III

D. III → I → II → V

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C C B C D C A D D
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B C D D D A A B C A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C D A B B C B C A A
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C C B A A A B D B D

Hướng dẫn giải

Câu 12:

Vì f = 40% => Giao tử ab = 40: 2 = 20% Tỉ lệ ab//ab = 4%

Kiểu hình A-B có tỉ lệ 54%. Đặt tỉ lệ giao tử dc = x ta có tỉ lệ kiểu hình D-E- = 50% + x

Theo đề bài A-B-D-E =31,86% =54%.(50% + x2)

Tỉ lệ D-E- = 31,86%/54% = 59% => 50% + x2 = 59% => %dc =30%

Tần số hoán vị gen giữa D/d là (100-30.2)% = 40%

Khoảng cách tương đối giữa D và c là 40cM

Câu 17:

Ở F1 xuất hiện mắt trắng

P: XDXd x XDY

F1: 75% đỏ: 25 trắng

Thân đen cánh cụt ở F1: ab//ab =1%: 25% = 4%

A-B- = 54% A-bb = aaB- = 21%;

4%ab//ab = 8%ab x 50%ab

Kiểu gen của ruồi P: cái Ab//aB x đực AB//ab

P Ab/aB XDXd x AB/abXDY => 1 sai

Kiểu hình thân xám, cánh cụt mắt đỏ ở F1 (A-bbXD) = 21% x 75% = 15,75% => 2 đúng

Kiểu hình thân xám cánh dài mắt trắng ở F1 = 54% x 25% = 13,5% => 3 sai

0