Đề kiểm tra Toán 9 Chương 2 Đại Số (Đề 4)
Phần trắc nghiệm Câu 1: Giá trị k để hàm số bậc nhất y=(7-k)x-5 nghịch biến là: A. k = 7 B. k > 7 C. k < 7 D. k < -5 Câu 2: Đường thẳng y=x-m đi qua điểm P(-1;2). Giá trị m là: A.1 B.-1 C.3 D.-3 Câu 3: Đường thẳng y=-x+1 kết ...
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Giá trị k để hàm số bậc nhất y=(7-k)x-5 nghịch biến là:
A. k = 7 B. k > 7 C. k < 7 D. k < -5
Câu 2: Đường thẳng y=x-m đi qua điểm P(-1;2). Giá trị m là:
A.1 B.-1 C.3 D.-3
Câu 3: Đường thẳng y=-x+1 kết hợp với đường thẳng nào dưới đây để chúng cắt nhau?
A.y=-x-1 B.y=2x+1 C.2y=4-2x D.3y=-3x+6
Câu 4: Cho hàm số y = -1/3x + 4
A. Hàm số luôn đồng biến với mọi số thực x ≠ 3 .
B. Đồ thị của hàm số luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là -4.
C. Đồ thị của hàm số luôn cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là 12.
D. Đồ thị của hàm số luôn đi qua điểm A(3;-5).
Câu 5: Cho hàm số bậc nhất y=7-7x. Hệ số góc của đường thẳng là:
A.-7 B.7 C.-1 D.1
Câu 6: Đồ thị của hàm số bậc nhất y=ax+b đi qua điểm M và song song với đường thẳng y = √3x là:
A. y = √3x + 1 B. y = -√3x + 5
C. y = √3x + 5 D. y = x + √3 + 5
Phần tự luận
Bài 1: (3 điểm)
a)Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(0;-3) và B(2;1)
b)Vẽ đồ thị của hàm số ở câu a) vừa tìm.
Bài 2: (3 điểm) Cho đường thẳng (d): y=(2m-1)x+m-2.
a)Tìm m để đường thẳng (d) đi qua gốc tọa độ O(0;0).
b) Tìm m để đường thẳng (d) đi qua điểm M(1;-1)
c) Tìm m để đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -2.
Bài 3: (1 điểm) Chứng minh đường thẳng (d): y=mx-2(m+1) luôn luôn đi qua một điểm cố định khi m thay đổi.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Chọn B Câu 2. Chọn C Câu 3. Chọn B
Câu 4. Chọn C Câu 5. Chọn A Câu 6.Chọn C
Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1:
a) Gọi phương trình đường thẳng (d) cần lập là y= ax+b (a ≠ 0 )
- Vì đường thẳng (d) đi qua điểm A(0;-3) nên: -3=a.0+b ⇔ b = -3 ;
ta được y = ax - 3 .
- Vì đường thẳng (d) đi qua điểm B(2;1) nên:1 = a.2 – 3 ⇔ a = 2
Vậy hàm số cần tìm là y=2x-3
b) Đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(0;-3) và B(2;1) nên ta có đồ thị bên.
Bài 2:
Điều kiện: 2m – 1 ≠ 0 ⇔ m ≠ 1/2
a) Để đường thẳng (d): y = (2m – 1)x + m - 2 đi qua gốc tọa độ O(0;0) ⇔ m – 2 ⇔ m = 2 (TMĐK)
Vậy khi m = 2 thì đường thẳng (d) đi qua gốc tọa độ O(0;0).
b) Đường thẳng (d): y = (2m – 1)x + m – 2 đi qua M(1;-1) nên: - 1 = (2m – 1).1 + m – 2 ⇔ 3m = 2 ⇔ m = 2/3 (TMĐK)
Vậy khi m = 2/3 thì đường thẳng (d) đi qua điểm M(1;-1).
c) Đường thẳng (d): y = (2m – 1)x + m - 2 cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -1 nên:
-1=(2m-1).0+m-2 ⇔ m = 1 (TMĐK)
Vậy khi m=1 thì đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -1.
Bài 3:
Các Đề kiểm tra Toán 9 Chương 2 Đại số