05/02/2018, 12:32

Đề kiểm tra số 5 (tiếp)

Đánh giá bài viết Đề kiểm tra số 5 (tiếp) Câu 11: Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu A. đen B. trắng C. vàng D. xanh Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc. B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không ...

Đánh giá bài viết Đề kiểm tra số 5 (tiếp) Câu 11: Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu A. đen B. trắng C. vàng D. xanh Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc. B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước. C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước. D. Trong công nghiệp, SO3 được sản xuất bằng cách oxi hóa lưu huỳnh SO2. Câu 13: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. Cl2, O3, S B. S, Cl2, Br2 C. Na, F2, S D. Br2, O2, Ca Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai? A. H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh, có tính khử mạnh. B. SO2 là chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước. D. Trong công nghiệp, SO2 đực sản xuất bằng cách đốt S hoặc FeS2. Câu 15: Cho phản ứng hóa học của phản ứng: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl Phát biểu nào sau đây đúng? A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa. C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử. Câu 16: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là A. +2 B. +4 C. +6 D. +8 Câu 17: Nhóm kim loại không tan trong axit H2SO4 đặc, nóng là A. Ag, Pt. B. Pt, Au. C. Cu, Fe. D. Al, Au. Câu 18: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau: (a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O (b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O (c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O (d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Trong các phản ứng trên, số phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 đặc là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2. (b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (d) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng. (e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (f) Cho SiO2 vào dung dịch HF. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là A. 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 20: Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là A. Fe3O4 B. Fe(OH)2 C. FeS D. FeCO3 Đáp án 11. A 12. C 13. B 14. A 15. D 16. C 17. B 18. C 19. C 20. C Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 10 Bài 22Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học lớp 12 số 1 học kì 1 (Phần 3)Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Hiện tượng quang điện trong (phần 2)Đề luyện thi đại học môn Vật lý số 5Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Đặc trưng sinh lí của âmBài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễEm hãy kể tóm tắt truyện Sự tích Hồ Gươm – Bài tập làm văn số 1 lớp 6


Câu 11: Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu

A. đen    B. trắng    C. vàng    D. xanh

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.

B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.

C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.

D. Trong công nghiệp, SO3 được sản xuất bằng cách oxi hóa lưu huỳnh SO2.

Câu 13: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. Cl2, O3, S

B. S, Cl2, Br2

C. Na, F2, S

D. Br2, O2, Ca

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?

A. H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh, có tính khử mạnh.

B. SO2 là chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước.

D. Trong công nghiệp, SO2 đực sản xuất bằng cách đốt S hoặc FeS2.

Câu 15: Cho phản ứng hóa học của phản ứng:

H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.

B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

Câu 16: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7

A. +2    B. +4    C. +6    D. +8

Câu 17: Nhóm kim loại không tan trong axit H2SO4 đặc, nóng là

A. Ag, Pt.

B. Pt, Au.

C. Cu, Fe.

D. Al, Au.

Câu 18: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O

(b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O

(c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 đặc là

A. 1    B. 2    C. 3    D. 4

Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.

(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(d) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(f) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

A. 3    B. 6    C. 4    D. 5

Câu 20: Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là

A. Fe3O4    B. Fe(OH)2    C. FeS    D. FeCO3

Đáp án

11. A 12. C 13. B 14. A 15. D 16. C 17. B 18. C 19. C 20. C
0