14/01/2018, 14:09

Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Lộc Hạ năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Lộc Hạ năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Lộc Hạ Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 huyện Điện ...

Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Lộc Hạ năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Lộc Hạ

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 huyện Điện Biên năm 2011 - 2012 gồm 3 câu hỏi về Tiếng Việt và Tập làm văn, đây có thể là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh muốn ôn tập và nâng cao kỹ năng môn Ngữ văn lớp 6, mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 6 huyện Điện Biên năm 2011 - 2012

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Trung Sơn

PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I.
NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng

Câu 1. Truyền thuyết "Thánh Gióng" phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ về điều gì của nhân dân ta?

A- Người anh hùng đánh giặc cứu nước.

B- Vũ khí hiện đại để giết giặc.

C- Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.

D- Tình làng nghĩa xóm.

Câu 2. Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giày" thuộc kiểu văn bản nào?

                      A- Tự sự.                    C- Biểu cảm

                      B- Miêu tả                    D- Nghị luận

Câu 3. Đơn vị cấu tạo nên từ là gì?

            A- Từ                       B- Tiếng                  C- Từ và tiếng                       D- Câu

Câu 4. Câu văn "Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi" có mấy từ mượn?

              A- Một từ                B- Hai từ                 C- Ba từ                               D- Bốn từ

Câu 5. Câu văn "Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con đành phải chạy nhờ bà con làng xóm". Từ nào là từ nhiều nghĩa?

            A- vợ chồng             B- chạy                   C- làm                                   D- nhờ

Câu 6. Câu văn "Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào" có mấy danh từ?

             A- Một từ                B- Hai từ                  C- Ba từ                                 D- Bốn từ

Câu 7: Nhân dân sáng tác truyện ngụ ngôn nhằm mục đích gì?

A- Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

B- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với sự kiện và nhân vật được kể.

C- Nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với sự bất công.

D- Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Câu 8: Phần thân bài của bài văn tự sự có chức năng gì?

A- Giới thiệu chung về nhân vật và sự kiện.

B- Kể lại diễn biến của sự việc, nhân vật.

C- Kể kết cục của sự việc.

D- Nêu ý nghĩa, bài học

Phần II: Tự luận (8 điểm)

Câu 1. (3 điểm)

Trong truyện "Em bé thông minh", nhân vật em bé đã mấy lần vượt qua thử thách và giải đố, hãy kể rõ từng lần? Việc vượt qua những thử thách đó cho thấy em là người như thế nào?

Câu 2 (5 điểm)

Nhập vai Thánh Gióng, em hãy kể lại câu chuyện "Thánh Gióng"

Đáp án đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Lộc Hạ

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi ý đúng 0.25 điểm
                Câu 1: A                 Câu 5: B

                Câu 2: A                 Câu 6: B

                Câu 3: B                 Câu 7: A

               Câu 4: A                 Câu 8: B

Phần II: Tự luận (8 điểm)

Câu 1. (3điểm)

a. Chỉ ra được bốn lần em bé vượt qua thử thách và giải đố (2 điểm)

  • Em bé trả lời câu đố của viên quan: trâu một ngày cày được mấy đường. (0,5đ)
  • Em giải câu đố của vua: ba con trâu đực đẻ thành chín con. (0,5đ)
  • Em giải câu đố của vua: Con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ. (0,5đ)
  • Em giải câu đó của sứ thần nước láng giềng: xâu sợi chỉ qua con ốc (0,5đ)

b. Vượt qua thử thách là những câu đó chứng tỏ em bé rất thông minh, mưu trí, nhanh nhenjmaf bình tĩnh , khéo léo. (1điểm)

Lưu ý: Ý HS nêu được 1 hoặc 2 phẩm chất cho 0,5đ; nêu từ 3 đến 5 phẩm chất cho 1đ

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung

Về hình thức:

HS biết làm bài đúng phương thức biểu đạt của văn tự sự, kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.

Bài viết rõ ràng, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, lời văn trong sáng, tự nhiên, giàu cảm xúc, có trí tưởng tượng tốt và hấp dẫn.

Ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng ta (tôi) và có mặt trog câu chuyện để viết.

Về nội dung:

Mở bài: Giới thiệu mình là Thánh Gióng, quê quán, cha mẹ, sự ra đời và tuổi thơ kỳ lạ của mình (0.5đ)

Thân bài

Diễn biến câu chuyện (4đ)

  • Giặc Ân xâm lược nước ta, sứ giả rao tìm người tài giúp nước, ta cất tiếng nói đầu tiên và yêu cầu roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt
  • Kể từ đó ta ăn khỏe, lớn nhanh như thổi => bà con đã giúp đỡ, gom góp tiền gạo nuôi ta.
  • Giặc đến chân núi Châu, sứ giả mang những thứ ta cần đến, ta vươn vai thành tráng sỹ cao lớn, oai phong lẫm liệt
  • Ta vỗ vào mông ngựa,nhảy lên mình ngựa, ngựa hí vang phun lủa xông ra trận
  • Ta vung roi sắt giặc chết như ngả rạ. Khi roi sắt gẫy ta nhổ tre ven đường làm vũ khí giết giặc.
  • Ta thúc ngựa đuổi giặc đến chân núi.
  • Giặc tan. Ta và ngựa lên đỉnh núi ta cởi bỏ áo giáp bái biệt quê hương, mẹ cha và dân làng rồi bay về trời.

Kết bài: Kết thúc câu chuyện (0.5đ)

  • Nhớ công ơn ta, vua Hùng phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ta. Mỗi năm tổ chức Hội một lần.
  • Đặt tên làng mang tên ta. Hiện nay còn những dấu vết về ta như làng Cháy, những ao hồ liên tiếp hay những khóm tre đằng ngà

Cho điểm

  • Điểm 4 - 5: HS biết thâm nhập câu chuyện, đúng ngôi kể, kể đầy đủ nội dung chính, lời văn mạch lạc, trong sáng, tự nhiên, sáng tạo, giàu cảm xúc và hấp dẫn thể hiện trí tưởng tượng phong phú.
  • Điểm 3 - 3.5: Kể đủ nội dung chính, lời văn mạch lạc, tự nhiên, có sáng tạo.
  • Điểm 1.5 - 2.5: Đủ nội dung,cách kể còn lan man, sót chi tiết.
  • Điểm 0.5 - 1: Lan man, lộn xộn.

Chú ý: HS kể chuyện theo ngôi thứ 3 cho không quá 2 điểm

0