Đề kiểm tra học kỳ II - SBT
Đề kiểm tra học kỳ II - Đề số 1 Câu 1 (3,0 điểm) : Khối đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào ? Trả lời: * Hoàn cảnh: - Hành động xâm lược của chủ nghĩa phát ...
Đề kiểm tra học kỳ II - Đề số 1
Câu 1 (3,0 điểm) : Khối đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào ?
Trả lời:
* Hoàn cảnh:
- Hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít đã thúc đẩy các quốc gia trên thế giới phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
- Việc Liên Xô tham gia chiến tranh đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến. Cuộc chiến tranh vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng.
- Các chính phủ Anh, Mĩ đã thay đổi dần thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, khôi phục chủ quyền của các dân tộc bị phát xít nô dịch.
*Sự hình thành
Ngày 1-1-1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Anh, Mĩ) đã ra một bản tuyên bố chung, gọi là:Tuyên ngôn Liên hợp quốc. Nội dung Tuyên ngôn các nước tham gia Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình Khối đồng minh chống phát xít được hình thành.
Câu 2 (3,0 điểm). So sánh tình hình xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX với tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
Trả lời:
* Giống nhau:
- Giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân vẫn là hai giai cấp cơ bản trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp là hai mâu thuẫn cơ bản trong cả hai thời kì lịch sử nói trên.
*Khác nhau:
Từ đầu thế kỉ XX, dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hộị Việt Nam, bên cạnh những giai cấp cũ là địa chủ và nông dân, thì đã xuất hiện thêm những giai cấp và tầng lớp mới, đó là giai cấp tư sản, giai cấp công nhân va tầng lớp tiểu tư sản.
- Bên cạnh những mâu thuẫn cơ bản nói trên, đầu thế kỉ XX trong xã hội Việt Nam xuất hiện thêm một số mâu thuẫn mới, đó là: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân vói giai cấp tư sản, giữa tư sản dân tộc và tư sản mại bản, giữa giai cấp tư sản (dân tộc) với giai cấp tư sản và đế quốc Pháp.
Câu 3 (4,0 điểm) Hãy cho biết sự chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu được thể hiện qua việc thành lập Việt Nam Quang phục hội năm 1912.
Trả lời:
- Sau khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, nhân dân Việt Nam đã không ngừng đứng lên đấu tranh nhằm giành độc lập dân tộc, trong đó có cuộc đấu tranh do Phan Bội Châu lãnh đạo đầu thế kỉ XX
- Phan Bội Châu là một sĩ phu văn thân yêu nước, mục đích đấu tranh của ông là giành độc lập cho dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Phan Bội Châu là một nhà cách mạng không bảo thủ mà luôn luôn có sự thay đổi tư tưởng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
- Sự chuyển biến tư tưởng của ông được thể hiện rõ nhất qua sự kiện ông giải tán Hội Duy tân và thành lập Việt Nam Quang phục hội năm 1912.
+ Hội Duy tân (thành lập năm 1904) chủ trương đánh Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
+ Sau khi phong trào Đông du tan rã, cùng với cuộc Cách mạng Tân Hợi thắng lợi ở Trung Quốc năm 1911, ông đã quyết định giải tán Hội Duy tân năm 1912 và thành lập Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam.
- Như vậy, từ chủ trương thành lập chế độ quân chủ lập hiến sẵng thành lập chế độ cộng hoà ở Việt Nam là một sự thay đổi lớn, một sự trưởng thành vượt bậc trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu.
Đề kiểm tra học kỳ II - Đề số 2
Câu 1 (3,0 điểm): Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc như thế nào ?
Trả lời:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của các nước phát xít Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản.
- Thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh thuộc vế các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mĩ là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (0,5 điểm)
Hậu quả chiến tranh để lại là vô cùng to lớn:
+ Hơn 70 quốc gia với khoảng 1 700 triệu người đã bị lôi cuổn vào vòng chiến. (0,5 điểm)
+ Khoảng 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị tàn phế.
+ Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở sản xuất bị tàn phá.
- Chiến tranh kết thúc tháng 8-1945 đã dẫn đến những thay đổi căn bản tình hình quốc tế.
Câu 2 (4,0 điểm) : Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ?
Trả lời:
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa diễn ra lâu nhất (1885 - 1896) so với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương như cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887), cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892).
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết liệt nhất trong phong trào Cần vương. Trong giai đoạn quyết liệt nhất từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân đã tiến hành nhiều trận tấn công lớn như: trận Trường Lưu (tháng 5-1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (tháng 8-1892), trận phục kích ở núi Vụ Quang (tháng 10-1894)... Các trận đánh lớn trên đã gây cho Pháp sợ hãi và tổn thất nặng nề
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa kết hợp nhuần nhuyễn nhất giữa các hình thức đấu tranh chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là giữa hình thức du kích và tổ chức những trận đánh lớn. Ngoài ra, cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng biết dựa vào địa hình hiểm trở (vùng miền núi) đế tổ chức chống Pháp.
Câu 3 (3,0 điểm): Con đuờng cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì khác so với con đường cứu nước của các bậc tiền bối ?
Trả lời:
- Trong khi Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh thực dân Pháp, Phan Châu Trinh chủ trương dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn, thì Nguyễn Tất Thành nhận thức được rằng muốn đánh đuổi thực dân Pháp thì phải dựa vào sức mình là chính, tức là phải huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân.
- Các bậc tiến bối chưa nhận thức sâu sắc bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc (bằng chứng là việc Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản, Phan Châu Trinh dựa vào Pháp thì Nguyễn Tất Thành đã nhận thức sâu sắc bản chất bóc lột của chúng. Vì thế, Nguyễn Tất Thành đã sang thẳng phương Tây, đến thẳng nước Pháp - kẻ thù đang trực tiếp thống trị nhân dân Việt Nam - để tìm hiểu rõ về kẻ thù của mình, hiểu rõ thực chất đằng sau khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" là gì
- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tim đường cứu nước tại bến Nhà Rồng. Hướng Người đi chính là phương Tây. Đây là một hướng đi hoàn toàn mới so với các bậc tiến bối, khi mà họ chủ yếu sang các nước ở phương Đông.
Zaidap.com