Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - SBT
Bài tập 1 trang 78 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11 BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng. 1 . Hít-le tiến hành thôn tính Tiệp Khắc bằng cách A. đem quân tấn công Tiệp Khắc. B. cho máy bay ném bom Tiệp Khắc. C. xúi giục cư dân gốc Đức sống ở ...
Bài tập 1 trang 78 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Hít-le tiến hành thôn tính Tiệp Khắc bằng cách
A. đem quân tấn công Tiệp Khắc.
B. cho máy bay ném bom Tiệp Khắc.
C. xúi giục cư dân gốc Đức sống ở Xuy-đét (Tiệp Khắc) nổi dậy đòi li khai rồi yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy-đét.
D. xúi giục nước khác gây chiến vói Tiệp Khắc rồi nhân cớ đó nhảy vào chiếm Tiệp Khắc.
Trả lời: C
2. Lí do Liên Xô chấp nhận đàm phán với Đức là
A. để có thời gian chuẩn bị và xây dựng lực lượng.
B. để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyến lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập.
C. để tìm đổng minh chống lại Anh, Pháp, Mĩ.
D. tất cả các lí do trên đều đúng.
Trả lời: B
3. Kết quả của cuộc tấn công xta-lin-grát của quân Đức là
A. quân Đức chiếm được xta-lin-grát một cách nhanh chóng.
B. quân Đức chiếm được xta-lin-grát sau 2 tháng.
C. quân Đức không thể chiếm được thành phố này.
D. quân Đức không những khống chiếm được xta-lin-grát mà còn bị Hồng quân Liên Xô tấn công, buộc phải rút khỏi lãnh thổ Liên Xô.
Trả lời: D
4. Các nước tham gia vào Tuyên ngôn Liên hợp quốc, nơi họp và thời gian diễn ra sự kiện đó là
A. năm 1940, tại Mát-xcơ-va, có 24 quốc gia.
B. năm 1941, tại Niu Oóc, có 25 quốc gia.
c. năm 1942, tại Oa-sinh-tơn, có 26 quốc gia.
D. năm 1943, tại Luân Đôn, có 27 quốc gia
Trả lời: C
Bài tập 2 trang 79 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 2: Hãy điền vào bảng hệ thống kiến thức vế mục tiêu và hành động của các nước Anh, Pháp, Mĩ trước nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ hai:
Nước |
Mục tiêu |
Hành động |
Anh |
||
Pháp |
||
Mĩ |
Trả lời:
Nước |
Mục tiêu |
Hành động |
Anh |
Muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình |
Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô |
Pháp |
Muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình |
Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô |
Mĩ |
Muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình |
“Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. |
Bài tập 3 trang 80 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 3:
1. Hãy nối các ô dưới đây cho đúng diễn biến của lịch sử
Anh |
Tuyên bố giúp Tiệp Khắc chống xâm lược nếu các nước phương Tây cùng hành động |
Liên Xô |
|
Thực hiện chính sách thoả hiệp, yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức |
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có giữa các nước tư bản. |
|
Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng cách gây chiến tranh, phân chia lại thị trường thế giới |
|
Anh, Pháp, Mĩ cũng muốn thông qua chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới có lợi cho mình |
|
Anh, Pháp, Mĩ thực hiện chính sách thoả hiệp, nhượng bộ để mượn tay các nước phát xít tấn công, tiêu diệt Liên Xô. |
|
Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là Anh, Pháp, Mĩ. |
|
Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là phát xít Đức |
Trả lời
Đ |
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có giữa các nước tư bản. |
Đ |
Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng cách gây chiến tranh, phân chia lại thị trường thế giới |
S |
Anh, Pháp, Mĩ cũng muốn thông qua chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới có lợi cho mình |
Đ |
Anh, Pháp, Mĩ thực hiện chính sách thoả hiệp, nhượng bộ để mượn tay các nước phát xít tấn công, tiêu diệt Liên Xô. |
S |
Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là Anh, Pháp, Mĩ. |
Đ |
Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là phát xít Đức |
Bài tập 4 trang 81 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 4: Hãy nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp để thấy rõ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng:
A |
B |
1. Rạng sáng 1-9-1939, quân đội Đức tấn công Ba Lan |
a) Chiếm hầu hết các nước tư bản châu Âu như Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua và đánh thẳng vào nước Pháp |
2. Tháng 4-1940, quân Đức chuyển hướng tấn công từ phía đông sang phía tây. |
b) Hai ngày sau, Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu |
3. Rạng sáng 22-6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô |
c) Hít-le đã chuẩn bị xong mọi điều kiện để tấn công Liên Xô. |
4. Tháng 9-1940, Hiệp ước Tam cường Đức - l-ta-li-a - Nhật Bản được kí kết tại Béc-lin. |
d) Quân đội và nhân dân Liên Xô kiên quyết chiến đấu, đã đẩy lùi quân Đức ra khỏi cửa ngõ Thủ đô |
5. Mùa hè năm 1941, phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu. |
đ) Quy định nếu một trong ba nước bị tấn công thi hai nước kia phải lập tức trợ giúp về mọi mặt. |
6. Tháng 9-1940, l-ta-li-a tấn cống Ai Cập. |
a) Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. |
7. Từ tháng 12-1941 đến tháng 5-1942, quân Nhật đã chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương |
g) Chiến tranh đã lan sang Bắc Phi |
Trả lời:
1- b 3-d 5- c 7- e
2-a 4-đ 6- g
Bài tập 5 trang 81 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 5: Hãy hoàn thiện sơ đồ biểu thị đường tấn công Liên Xô của quân Đức:
Bài tập 6 trang 82 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 6: Hãy hoàn thiện sơ đồ biểu thị việc quân Đức chuyển hướng tấn công từ phía Đông sang phía Tây:
Trả lời:
Bài tập 7 trang 82 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 7: Hãy điền các sự kiện lịch sử dưới đây vào cột B cho phù hợp :
a) Mĩ - Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ vào Noóc-măng-đi, tiến vào giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan.
b) Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông.
c) Hội nghị l-an-ta giữa nguyên thủ của ba nước Liên Xô, Anh, Mĩ.
d) Quân Đồng minh bắt đầu tấn công quân Đức ở Mặt trận phía Nam.
đ) Nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
e) Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Béc-lin.
g) Liên quân Mĩ - Anh mở các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện, Phi-líp-pin. Quân Mĩ tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật Bản.
h) Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện.
A |
B |
Đầu năm 1944 |
|
Từ năm 1944 |
|
Mùa hè năm 1944 |
|
Tháng 1-1945 |
|
Tháng 2-1945 |
|
Giữa tháng 4-1945 |
|
Ngày 9-5-1945 |
|
Ngày 15-8-1945 |
Trả lời:
A |
B |
Đầu năm 1944 |
Quân Đồng minh bắt đầu tân công quân Đức ở Mặt trận phía Nam |
Từ năm 1944 |
Liên quân Mĩ - Anh mở các cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện, Phi-líp-pin. Quân Mĩ tăng cường uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật Bản. |
Mùa hè năm 1944 |
Mĩ - Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ vào Noóc-măng-đi, tiến vào giải phóng các nước Pháp, Bỉ, Hà Lan. |
Tháng 1-1945 |
Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông. |
Tháng 2-1945 |
Hội nghị l-an-ta giữa nguyên thủ của ba nước Liên Xô, Anh, Mĩ. |
Giữa tháng 4-1945 |
Hồng quân Liên Xô bắt đầu tấn công Béc-lin. |
Ngày 9-5-1945 |
Nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. |
Ngày 15-8-1945 |
Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. |
Bài tập 8 trang 83 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 6: Hãy điền mốc thời gian vào cột B cho phù hợp với các sự kiện ở cột A:
A |
B |
Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương |
|
Mĩ ném quả bom nguyên tử thứ nhất xuống Hi-rô-si-ma (Nhật Bản) |
|
Mĩ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) |
|
Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản |
|
Nhật Bản tuyên bố đầu hàng |
Trả lời:
A |
B |
Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương |
9-3-1945 |
Mĩ ném quả bom nguyên tử thứ nhất xuống Hi-rô-si-ma (Nhật Bản) |
6-8-1945 |
Mĩ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) |
9-8-1945 |
Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản |
8-8-1945 |
Nhật Bản tuyên bố đầu hàng |
15-8-1945 |
Bài tập 9 trang 84 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 9: Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai.
Phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. |
|
Anh, Pháp, Mĩ là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. |
|
Anh, Pháp, Mĩ muốn thông qua chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới có lợi cho mình. |
|
Gọi là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai vì đã lôi cuốn hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người vào vòng chiến. |
|
Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. |
|
Nhân dân các nước Đức, l-ta-li-a là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt của chủ nghĩa phát xít. |
|
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả nặng nề : 60 triệu nguời chết, 90 triệu người bị tàn phế |
Trả lời:
Đ |
Phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. |
S |
Anh, Pháp, Mĩ là thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. |
S |
Anh, Pháp, Mĩ muốn thông qua chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới có lợi cho minh. |
S |
Gọi là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai vì đã lôi cuốn hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người vào vòng chiến. |
Đ |
Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. |
S |
Nhân dân các nước Đức, l-ta-li-a là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt của chủ nghĩa phát xít. |
Đ |
Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại hậu quả nặng nề : 60 triệu nguời chết, 90 triệu người bị tàn phế |
Bài tập 10 trang 84 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 10: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tại xta-lin-grát có ý nghĩa thế nào đối với tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trả lời:
Ở trận phản công Xta-lin-grát (từ tháng 11/1942 đến tháng 02/1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận.
=>Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngữ. Đồng thời bắt đầu tù đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.
Bài tập 11 trang 84 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 11: Cuộc phản công của quân Đồng minh trong giai đoạn cuổi của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai để đánh bại Nhật Bản diễn ra như thế nào ? Tại sao Nhật Bản thất bại ?
Trả lời:
1. Quân Đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944)
* Mặt trận Xô – Đức :
- Ở trận phản công Xta-lin-grát (từ tháng 11/1942 đến tháng 02/1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận.
- Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngữ. Đồng thời bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.
- Cuối tháng 08/1943, Hồng quân đã bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ. Tháng 06/1944. phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
* Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ - Anh phản công quét sạch quân Đức - Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.
* Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ - Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.
* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
2. Nhật Bản thất bại
- Ngày 06/08-1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng. Ngày 08/08, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. Ngày 09/08, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai huỷ diệt thành phố Na-ga-da-ki, giết hại 2 vạn người.
=>Ngày 15/08, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Bài tập 12 trang 85 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 12: Qua bảng so sánh dưới đây, hãy nêu tính chất và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) |
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) |
|
Số nước tham chiến |
36 |
76 |
Số người tham chiến |
74 triệu |
110 triệu |
Số người chết |
13,6 triệu |
60 triệu |
Số người bị tàn tật |
20 triệu |
90 triệu |
Thiệt hại về vật chất |
338 tỉ đô la |
4000 tỉ đô la |
Trả lời:
- Tính chất:
+ Giai đoạn đầu (1939-1941): là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa
+Giai đoạn sau (1941-1945): ): là cuộc chiến tranh xâm lược chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới
Hậu quả:
+Là cuộc chiến tranh lớn nhất ,khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người .
+Hơn 70 quốc gia với 1700 người bị lôi vào vòng chiến ,90 triệu ngừơi bị tàn phế
*Tội phạm gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu và đau thương này là phát xít Đức ,Italia,Nhật bản .Nhưng chiến tranh đã kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chúng.
*Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã kiên cường chống lại chủ nghĩa phát xít, mà 3 cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt Chủ Nghĩa Phát Xít.
*Thắng lợi này có ý nghĩa lịch sử trọng đại,làm thay đổi căn bản tình hình thế giới
=>Chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc đụng đầu và thử thách quyết liệt ,toàn dựa trên 2 thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới. Mở ra một thời kì mới mới của lịch sử thế giới hiện đại.
Zaidap.com