Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - SBT
Bài tập 1 trang 115 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11 BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng. 1 . Nền kinh tế Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có những biến động như: A. Nhiều khu mỏ được đầu tư thêm vốn, xuất hiện một ...
Bài tập 1 trang 115 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có những biến động như:
A. Nhiều khu mỏ được đầu tư thêm vốn, xuất hiện một số công ti mới.
B. Các xí nghiệp cũ của tư bản người Việt được mở rộng sản xuất, một số xí nghiệp mới xuất hiện.
C. Nền nông nghiệp độc canh cấy lúa bị phá vỡ.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Trả lời: D
2. Hình thức đấu tranh của Việt Nam Quang phục hội trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. bạo động vũ trang.
B. đấu tranh chính trị.
C. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
D. đấu tranh nghị trường.
Trả lời: A
3. Nhà tù Thái Nguyên là nơi giam giữ những người yêu nước của phong trào
A. vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân.
B. Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, khởi nghĩa Yên Thế.
C. Hội kín ở Nam Kì.
D. chống thuế ở Trung Kì
Trả lời: B
4. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. đấu tranh kinh tế đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điếu kiện làm việc.
B. bạo động vũ trang.
C. đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động vũ trang.
D. đấu tranh chính trị.
Trả lời:C
5. Nguyễn Ái Quốc xuất thân từ
A. gia đình trí thức yêu nước.
B. gia đình công nhân.
c. gia đình nông dân.
D. gia đình dân nghèo thành thị.
Trả lời: A
Bài tập 2 trang 116 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 2:
1. Hãy trình bày chính sách khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Về công nghiệp :
- Về thương nghiệp
- Về Nông nghiệp:
Trả lời:
Chính sách khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-Về công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ty của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.
-Về thương nghiệp: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.
-Về nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Đời sống nông dân khó khăn.
2. Mục đích của chúng khi thi hành những chính sách đó là gì ?
Mục đích của chúng khi thi hành những chính sách đó là nhằm ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.
Bài tập 3 trang 117 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 3: Hãy nêu một số hiểu biết của em về cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916) theo các tiêu chí dưới đây :
a) Lực lượng tham gia: ..........................
b) Kế hoạch tiến hành :..........................
c) Kết quả: ........................................
Trả lời:
a) Lực lượng tham gia: nhân dân và binh lính ở Trung Kì, có sự lãnh đạo của vua Duy Tân.
b) Kế hoạch tiến hành:Dự định phối hợp với binh lính Việt, chủ yếu ở miền Trung nổi dậy khởi nghĩa
c) Kết quả: Thất bại
Bài tập 4 trang 117 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 4: So với các cuộc khởi nghĩa khác của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp trước năm 1917, khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có điểm gì nổi bật ?
Trả lời:
Cuộc khởi nghĩa đã làm chủ được tỉnh lị trong một tuần lễ. Đánh một đòn mạnh vào chính sách “Dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên đã thất bại sau 6 tháng chiến đấu anh dũng. Nhưng có thể nói đây là cuộc bạo động duy nhất trong năm và thành công trong lật đổ chính quyên thực dân trong một thị xã.
Cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên đo Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo kéo dài hơn 6 tháng đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương, chấn dộng dư luận thế giới, đã viết nên trang sử vàng oanh liệt chống thực dân của quân và dân Thái Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung.
Về “Trại lính khố xanh”: là nơi Đội Cấn và một số viên đội có lòng yêu nước tập hợp đội ngũ, bàn bạc kế hoạch khởi nghĩa. Đêm 30 rạng sáng ngày 31, Đội Cấn hạ lệnh giương cao cờ Ngũ tinh nền vàng có năm ngôi sao và dòng chữ Nam binh phục Quốc phát lệnh khởi nghĩa, thành lập Bộ Chỉ huy khởi nghĩa. Trại lính khố xanh xưa nay nằm gọn trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam thuộc phường Trưng Vương, T.P Thái Nguyên
Bài tập 5 trang 118 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 5: Hãy nêu nhận xét về phong trào Hội kín ở Nam Kì
- Lực lượng tham gia :
- Hình thức hoạt động :
- Địa bàn hoạt động :
- Thực chất của phong trào Hội kín:
Trả lời:
Phong trào Hội kín ở Nam Kì
- Lực lượng tham gia: Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì
- Hình thức hoạt động: Tôn giáo, mê tín…
- Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Nam Kì
- Thực chất của phong trào Hội kín: là phong trào đấu tranh của nông dân - những người bị đè nén đến cùng cực đã vùng lên quyết liệt, nhưng vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nên đã nhanh chóng thất bại
Bài tập 6 trang 118 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 6: Hãy điền vào bảng dưới đây mốc thời gian diễn ra các cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiếu sổ cho phù hợp với các sự kiện lịch sử.
Thời gian |
Sự kiện |
Cuộc khởi nghĩa của người Thái ở tây Bắc |
|
Đồng bào Mông ở Lai Châu khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo củạ Giàng Tả Chay |
|
Binh lính đồn Bình Liêu (ở vùng Đông Bắc) cùng đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao nổi dậy |
|
|
Đồng bào các dân tộc ở cao nguyên Nam Trung Bộ nổi dậy nhiều lần chổng thục dân Pháp |
Trả lời:
Thời gian |
Sự kiện |
11-1914 |
Cuộc khởi nghĩa của người Thái ở tây Bắc |
1918 |
Đồng bào Mông ở Lai Châu khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo củạ Giàng Tả Chay |
11-1918 |
Binh lính đồn Bình Liêu (ở vùng Đông Bắc) cùng đồng bào các dân tộc Hán, Nùng, Dao nổi dậy |
1916-1935 |
Đồng bào các dân tộc ở cao nguyên Nam Trung Bộ nổi dậy nhiều lần chống thực dân Pháp |
Bài tập 7 trang 119 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
a) Năm 1918 |
1. Nữ công nhân nhà máy sàng Kế Bào nghỉ việc 7 ngày chống cúp phạt lương |
|
b) Tháng 6 và 7-1917 |
2. 22 công nhân mỏ bôxít Cao Bằng bỏ trốn, đổng thời 47 công nhân người Thái Bình mới đến cũng chống lại cai thầu |
|
c) 22-2-1916 |
3. Nhiều công nhân mỏ than Phấn Mễ va Na Dương tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên |
|
d) 31-8-1917 |
4. Khoảng 700 công nhân mỏ than Hà Tu đốt nhà tên cai thầu vì tội ngược đãi công nhân |
Trả lời:
a- 4 c- 1
b- 2 d-3
Bài tập 8 trang 119 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 8:
1. Hãy hoàn thiện bảng dưới đây về phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp của nhân dân ta trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
Phong trào |
Địa bàn |
Hình thức |
Thành phần chủ yếu |
Kết quả |
Việt Nam Quang phục hội |
Dọc theo biên giới Việt-Trung |
Bạo động |
Công nhân, viên chức hoả xa |
Thất bại |
Vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân |
|
|||
Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên |
|
|||
Phong trào Hội kín ở Nam Kì |
||||
Khởi nghĩa vũ trang của đổng bào các dân tộc thiểu số |
Trả lời:
Phong trào |
Địa bàn |
Hìnhthức |
Thành phần chủ yếu |
Kết quả |
Việt Nam Quang phục hội |
Dọc theo biên giới Việt-Trung |
Bạo động |
Công nhân, viên chức hoả xa |
Thất bại |
Vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân |
Chủ yếu ở miền Trung |
Bạo động |
Nhân dân và binh lính ở Trung Kì |
Thất bại |
Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên |
Thái Nguyên |
Bạo động |
Tù chính trị và binh lính người Việt |
Thất bại |
Phong trào Hội kín ở Nam Kì |
Phát triển rầm rộ ở miền Nam |
Tôn giáo, mê tín |
Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì |
Thất bại |
Khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số |
Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên |
Vũ trang |
Đồng bào Dân tộc thiểu số |
Thất bại |
2. Em có nhận xét gì về quy mô của phong trào đấu tranh thời kì này ?
Trả lời:
Phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, lôi kéo nhiều thành phần xã hội tham gia, hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang.
3. Thành phần tham gia các phong trào đấu tranh nói lên điều gì ? Ý nghĩa của việc binh lính tham gia khởi nghĩa.
Trả lời:
- Thành phần tham gia các phong trào đấu tranh đông đảo, thu hút nhiều tầng lớp tham gia đấu tranh. Điều đó thể hiệný thứcdân tộc của các giai cấp, tầng lớp trong vấn đề dân tộc.
- Cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên đã thất bại sau 6 tháng chiến đấu anh dũng. Nhưng có thể nói đây là cuộc bạo động duy nhất trong năm và thành công trong lật đổ chính quyên thực dân trong một thị xã.
Đây là cuộc khởi nghĩa đã đáp ứng được nguyện vọng độc lập và tự do của quần chúng lao động và nhất là những ngừoi đang la nạn nhân của bọn quan cai trị thực dân tàn bạo.
Khởi nghĩa đã có sự liên minh giữa tù chính trị, kẻ thù của chế độ thực dân và binh lính người Việt, công cụ trấn áp của chính quyền thực dân.
Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng cho chúng ta thấy những cuộc khởi nghĩa bạo động xuất phát từ tình cảm yêu nước truyền thống của dân tộc
4. Vì sao các cuộc đấu tranh trên cuối cùng đếu bị thất bại ?
Các cuộc đấu tranh trên cuối cùng đếu bị thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh
Bài tập 9 trang 120 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 9: Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai về Nguyễn Tất Thành.
Sớm có lòng yêu nước, thương dân, muốn cứu dàn, cứu nước |
|
Rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và đi theo con đường cứu nước của hai ông. |
|
Hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và trong phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. |
|
Hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Pháp | |
Là người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. |
|
Kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội và văn hoá có uy tín của Pháp. |
|
Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. |
Trả lời:
Đ |
Sớm có lòng yêu nước, thương dân, muốn cứu dân, cứu nước |
S |
Rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và đi theo con đường cứu nước của hai ông. |
Đ |
Hăng hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và trong phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. |
S | Hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Pháp |
Đ |
Là người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. |
Đ |
Kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội và văn hoá có uy tín của Pháp. |
Đ |
Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. |
Bài tập 10 trang 121 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 10:
1. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước ?
Trả lời:
– Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết
+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.
+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết.
– Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới
+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị đàn áp đẫm máu…, con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại.
+ Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…, nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.
– Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”
+ Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
+ Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.
2. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 nhằm mục đích gì ?
Trả lời:
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Người quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.
Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Tại đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước. Người tham gia buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học. Người còn tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những biến chuyển mạnh mẽ.
Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
3. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc?
Trả lời:
Nguyễn Ái Quốc sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những chuyển biến, là cơ sở để sau này Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Zaidap.com