Đề kiểm tra học kỳ I- Sinh 9 – Đề số 3(có lời giải chi tiết)
Ở người bệnh A do một gen kiểm soát, một cặp vợ chồng bình thường sinh được 3 người con. Hai người con gái bình thường, con trai bị bệnh. Đề kiểm tra ...
Ở người bệnh A do một gen kiểm soát, một cặp vợ chồng bình thường sinh được 3 người con. Hai người con gái bình thường, con trai bị bệnh.
- Đề kiểm tra học kỳ I- Sinh 9 – Đề số 2(có lời giải chi tiết)
- Đề kiểm tra học kỳ I- Sinh 9 – Đề số 1(có lời giải chi tiết)
Xem thêm: Tổng hợp đề kiểm tra Học kỳ - HK I - có lời giải chi tiết
I.Trắc nghiệm: (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Có 5 noãn bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng ?
A. 5 trứng C. 15 trứng.
B. 10 trứng D. 20 trứng
Câu 2 . Đặc điểm của giống thuần chủng là:
A. Có khả năng sinh sản mạnh.
B. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó.
C. Dễ gieo trồng.
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.
Câu 3 . Hiện tượng ..... khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng.
A. Đa bội thể B. Dị bội thể C. Đột biến D. Thường biến.
Câu 4. Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân, kết quả nào sau đây đúng ?
A. Có 5 tinh trùng C. Có 15 tinh trùng.
B. Có 10 tinh trùng D. Có 20 tinh trùng.
Câu 5. Hoạt động nào sau đây của cơ thể phải dựa vào quá trình nguyên phân ?
A. Tạo ra giao tử từ các tế bào sinh dục.
B. Sinh trưởng của các mô và cơ quan
C. kết hợp giữa các giao tử để hình thành hợp tử
D. Tất cả các hoạt động trên
Câu 6. Bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ quá trình nào sau đây ?
A. Nguyên phân và giảm phân.
B. Sự kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh.
C. Sự kết hợp giữa nguyên phân với thụ tinh.
D. Kết hợp giũa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 7. Một phân tử ADN có 2500 nuclêôtit, để nhân đôi 1 lần phân tử ADN này cần có số nuclêôtit tự do môi trường cung cấp là:
A. 2500 nu C. 5000 nu.
B. 4000 nu D. 6000 nu.
Câu 8. Đơn vị cấu tạo nên ADN là:
A. Axit ribônuclêic C. Axit đêôxiribônuclêic.
B. Axit amin D. Nuclêôtit.
Câu 9. Loại nuclêôtit có ở ARN mà không có trong ADN là:
A. Ađênin C. Uraxin.
B. Timin D. Guanin
Câu 10. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Tế bào đó có bao nhiêu NST trong các trường hợp sau đây ?
A. 2 B. 4 C.8 D.16
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1 . Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.
Câu 2 . Ở người bệnh A do một gen kiểm soát, một cặp vợ chồng bình thường sinh được 3 người con. Hai người con gái bình thường, con trai bị bệnh. Người con trai lấy vợ bình thường, sinh được một cháu trai bình thường và một cháu trai mắc bệnh, người con gái thứ nhất lấy chồng bình thường sinh được một trai bình thường và một trai măc bệnh. Người con gái thứ 2 lấy chồng bị bệnh A sinh được một trai, một gái đều bình thường
1. Hãy lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền bệnh của dòng họ nói trên.
2. Bệnh này do gen trội hay gen lặn qui định, bệnh có di truyền liên kết với giới tính không ? Vì sao ?
3. Viết sơ đồ di truyền về kiểu gen, kiểu hình của bệnh nói trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
A |
D |
B |
D |
A |
D |
C |
D |
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1 .
Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN:
- Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên cả hai mạch đơn của ADN, khi bắt đầu nhân đôi dưới tác dụng của enzim và một số yếu tố làm ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau ra.
- Các nuclêôtit trên mạch đơn liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X cũng nhờ tác dụng của enzim và một số yếu tố.
- Sự hình thành mạch mới ở hai ADN con đang dần được hình thành đều dựa trên mạch khuôn cuả ADN mẹ (nguyên tẳc giữ lại một nửa) và ngược chiều nhau.
- Cấu tạo của hai ADN con giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ và một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường nội bào
Câu 2 .
1. Sơ đồ phả hệ
2. Bệnh do gen lặn qui định, bệnh có di truyền liên kết với giới tính, vì chỉ có nam là mắc bệnh
3. Viết sơ đồ di truyền gen này nằm trên NST giới tính X, không thể nằm trên vùng không tương đồng của Y vì bố bị bệnh mà con trai bình thường.
P: XAXa × XAY
G: XA ; Xa XA, Y
F1: XAXA, XAXa, XaY XAY,
(gái bình thường), (gái bình thường), (trai bị bệnh), (trai không mắc bệnh)