14/01/2018, 14:45

Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2014 - 2015 phòng GD&ĐT Tây Hồ - Hà Nội

Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2014 - 2015 phòng GD&ĐT Tây Hồ - Hà Nội Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Đề thi học kỳ I lớp 9 môn Ngữ Văn Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 năm học 2014 - ...

Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2014 - 2015 phòng GD&ĐT Tây Hồ - Hà Nội

Đề thi  học kỳ I lớp 9 môn Ngữ Văn

Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 năm học 2014 - 2015 phòng GD&ĐT Tây Hồ - Hà Nội gồm 2 phần, đây là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Văn hiệu quả.

Đề kiểm tra 1 tiết online môn Ngữ Văn lớp 9 Trường THCS Tân Trường

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 huyện Tứ Kỳ, Hải Dương năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT QUẬN TÂY HỒ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian: 90 phút

Phần I (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Hồi chưa vào nghề, những đêm bâu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu hay nghĩ ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc ta với công việc là đôi chứ sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với mình thế đấy... (Trích "Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1).

1. Trên đây là lời độc thoại hay lời đối thoại? Của ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

2. Em cảm nhận thế nào về người nói qua đoạn văn trên? (Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu, kết đoạn bằng câu hỏi tu từ.)

Phần II (7,0 điểm) Mở đầu bài thơ “Ánh trăng” Nguyễn Duy viết

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

(Trích “Ánh trăng” - Nguyễn Duy - Ngữ văn 9, tập I)

1. Trong bài thơ, các hình ảnh: đồng, sông, từng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó?

2. Theo em hình ảnh: đồng, sông, rừng ở hai khổ thơ đó khác nhau như thế nào?

3. Kết thúc bài thơ "Ánh trăng" Nguyễn Duy viết:

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

Với hiểu biết của mình em hãy bày tỏ suy nghĩ về sự "giật mình" ấy dưới dạng một bài văn nhỏ?

0