14/01/2018, 22:10

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh lớp 7 năm 2016 - 2017

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh lớp 7 năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh có đáp án Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh lớp 7 là đề thi học kì II môn Sinh học lớp 7 có đáp án mà VnDoc xin được gửi ...

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh lớp 7 năm 2016 - 2017

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh lớp 7

 là đề thi học kì II môn Sinh học lớp 7 có đáp án mà VnDoc xin được gửi đến các bạn tham khảo, làm tài liệu học tập chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 môn Sinh sắp tới. Chúc các bạn học tập tốt và đạt điểm cao trong các kì thi sắp tới.

Đề khảo sát chất lượng học kì 2 môn Sinh lớp 7 năm học 2014-2015, Phòng GD-ĐT Văn Lâm, Hưng Yên

Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh lớp 7 năm 2015 trường THCS Trị Quận, Phú Thọ

Mời bạn làm bài  Online

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC: 2016 - 2017

MÔN: SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

A. Trắc nghiệm: (3 điểm)

I. Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Nước tiểu của thằn lằn đặc, có màu trắng đục, không hòa tan trong nước là do:

A. Có bóng đái lớn.                                           B. Có thêm phần ruột già.

C. Xoang huyệt có khả năng hấp thu nước.    D. Thằn lằn không uống nước.

Câu 2. Một số Thằn lằn bị kẻ thù túm lấy đuôi, Thằn lằn chạy thoát thân được là nhờ:

A. Đuôi có chất độc                 B. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất

C. Tự ngắt được đuôi             D. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ

Câu 3. Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.

A. Da khô có vảy sừng bao bọc     B. Da trần ẩm ướt

C. Da khô và trơn                          D. Da trần có lớp sáp bảo vệ

Câu 4. Thằn lằn bóng kiếm mồi vào thời gian nào trong ngày?

A. Kiếm mồi về ban đêm              B. Kiếm mồi về ban ngày

C. Cả A và B đúng                       D. Cả A và B sai

II. Cho các từ, cụm từ: lỗ chân răng, răng cửa, bán cầu não, 4 ngăn, hằng nhiệt, thai sinh, lông mao, động vật có xương sống, bằng sữa điền vào chỗ trống (.......) trong câu dưới đây cho đầy đủ nghĩa.

Thú là lớp (1)..........có tổ chức cao nhất. Thú có hiện tượng (2)....(đẻ con) và nuôi con(3)...................do tuyến vú tiết ra. Thân có (4)..........bao phủ. Bộ răng phân hoá thành(5)..........., răng nanh và răng hàm. Răng mọc trong (6).................. Tim có (7).................... Bộ não rất phát triển thể hiện rõ ở (8)................, mấu não sinh tư và tiểu não. Thân nhiệt ổn định gọi là hằng nhiệt.

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Trình bày xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống.

Câu 2. (4 điểm) Nêu và giải thích các đặc điểm về hình dạng và cấu tạo ngoài cơ thể giúp chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

Câu 3. (1 điểm) Hãy giải thích vì sao Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm.

Câu 4. (1 điểm) Hãy cho biết vì sao Thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74km/h, trong khi đó Cáo xám: 64km/h; Chó săn: 68 km/h; Chó sói: 69,23 km/h, thế mà trong nhiều trường hợp Thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên.

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN: SINH HỌC LỚP 7

A.Trắc nghiệm: (3 điểm)

I. Mỗi đáp án đúng ghi 2,5đ

Câu 1 2 3 4
Đáp án C C C B

II. Mỗi đáp án đúng ghi 0.25 đ

(1) Động vật có xương sống

(2) Thai sinh

(3) Bằng sữa

(4) Lông mao

(5) Răng cửa

(6) Lỗ chân răng

(7) 4 ngăn

(8) Bán cầu não

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu Đáp án Điểm
1 Trong quá trình chuyển hóa từ nước lên cạn, động vật có xương sống dần dần hoàn chỉnh hệ tuần hoàn: Từ chỗ chỉ có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (cá) đến chỗ xuất hiện vòng tuần hoàn thứ hai với sự hô hấp bằng phổi (lưỡng cư) rồi đến tim ba ngăn với vách ngăn hụt ở tâm thất (bò sát) và cuối cùng là tim bốn ngăn ở thú, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
2

– Thân hình thoi giảm sức cản không khí khi bay.

– Chi trước: Cánh chim quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

– Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón saugiúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

– Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng —> làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng.

– Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp —> giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

– Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng —> làm đầu chim nhẹ.

– Cổ: Dài, khớp đầu với thân  —> phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

0.5

0.5

0.5

1

0.5

0.5

0.5

3 Vì ếch còn hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô, cơ thể mất nước ếch sẽ chết.  1đ
4 Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, song nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm, dĩ nhiên khi đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt. Bọn này tuy chạy chậm hơn song dai sức hơn.  1đ
0