14/01/2018, 22:10

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Tô Thị Huỳnh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Tô Thị Huỳnh năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có ma trận đề kiểm tra ...

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Tô Thị Huỳnh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

 có ma trận đề kiểm tra và đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hữu ích môn Tiếng Việt lớp 5 theo thông tư 22 của Bộ Giáo dục. Chúc các em học tốt.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Võ Thị Sáu năm 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Chu Văn An năm 2016 - 2017

Trường TH Tô Thị Huỳnh

Lớp 5/1

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HKII

Năm học: 2016 – 2017

Môn: Tiếng Việt 5 - Thời gian: 60 phút (phần viết)

I. Phần đọc: (10 điểm)

1/ Đọc thành tiếng: (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn với 1 trong 3 bài tập đọc sau: (2 điểm)

Giáo viên nêu ra một câu hỏi ứng với nội dung đoạn vừa đọc để HS trả lời. (1 điểm)

a/ Tà áo dài Việt Nam - SGK TV 5, tập 2, trang 122

+ Đọc đoạn 1 (Từ Phụ nữ Việt Nam đến xanh hồ thủ)

1/ Người phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc áo như thế nào?

+ Đọc đoạn 2 (Từ đầu thế kỉ XIX đến gấp đôi vạt phải)

2/ Chiếc áo dài cổ truyền có mấy loại?

b/ Bài Công việc đầu tiên - SGK TV 5, tập 2, trang 126

+ Đọc đoạn 1 (Từ Một hôm đến không biết giấy gì.)

1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì?

+ Đọc đoạn 2 (Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.)

2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn?

c/ Bài Út Vịnh - SGK TV 5, tập 2, trang 136

+ Đọc đoạn 1 (Từ Nhà Út Vịnh đến ném đá lên tàu.)

1/ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

+ Đọc đoạn 2 (Từ Tháng trước đến như vậy nữa.)

2/ Út Vịnh đã làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt?

2/ Đọc hiểu: (4 điểm)

Học sinh đọc thầm bài "Công việc đầu tiên", SGK TV 5, tập 2- trang 126. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau:

Câu 1: (1đ) Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì?

A. Rải truyền đơn              B. Rải giấy báo              C. Rải thư báo

Câu 2: (1đ) Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

A. Giả đi bán bánh           B. Giả đi bán cá              C. Giả đi bán báo

Câu 3: (0,5đ) Vì sao chị Út muốn được thoát li?

A. Vì Út thích đi chơi

B. Vì Út thích rải truyền đơn

C. Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng.

Câu 4: (0,5đ) Chị Út tên thật là?

A. Nguyễn Thị Út             B. Nguyễn Thị Định             C. Nguyễn Thị Sáu

Câu 5: (1đ) Nêu nội dung chính của bài?

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

3/ Luyện từ và câu: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau:

Câu 1: (0,5đ) Những chữ còn thiếu trong câu tục ngữ, ca dao?

Cá không ăn muối.................

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

A. cá ươn                    B. cá hôi                   C. cá hư

Câu 2: (0,5đ) Chọn quan hệ từ nào dưới đây cho thích hợp với chỗ trống trong câu sau:

Tay tôi bê rổ cá,............ bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

A. với                          B. còn                      C. và

Câu 3:(1đ) Câu nêu đúng nghĩa của từ "trung hậu"

A. Biết gánh giác, lo toan mọi việc.

B. Có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.

C. Chân thành và tốt bụng với mọi người.

Câu 4: (1đ) Đặt một câu với từ "trung hậu "

...........................................................................................................................

II. Phần viết: (10 điểm)

1/ Chính tả: (2 điểm).

Nghe viết bài: Trong lời mẹ hát (từ Tuổi thơ đến con sẽ bay xa) SGK TV 5, tập 2, trang 146

2/ Tập làm văn: (8 điểm)

Em hãy tả trường em trong giờ ra chơi.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5

I. Phần đọc: (10 điểm)

1/ Đọc thành tiếng: (3 điểm)

  • HS đọc:
    • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
    • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
  • HS trả lời đúng một câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

a/ Tà áo dài Việt Nam - SGK TV 5, tập 2, trang 122

+ Đọc đoạn 1 (Từ Phụ nữ Việt Nam đến xanh hồ thủy)

1/ Người phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc áo như thế nào?

Trả lời: Người phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau.

+ Đọc đoạn 2 (Từ đầu thế kỉ XIX đến gấp đôi vạt phải)

2/ Chiếc áo dài cổ truyền có mấy loại?

Trả lời: Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại: Áo tứ thân và áo năm thân.

b/ Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126

+ Đọc đoạn 1 (Từ Một hôm đến không biết giấy gì.)

1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì?

Trả lời: Rải truyền đơn.

+ Đọc đoạn 2 (Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.)

2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn?

Trả lời: Chị Út giả đi bán cá như mọi bận.

c/ Bài Út Vịnh - SGK TV 5, tập 2, trang 136

+ Đọc đoạn 1 (Từ Nhà Út Vịnh đến ném đá lên tàu.)

1/ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

Trả lời: Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả óc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.

+ Đọc đoạn 2 (Từ Tháng trước đến như vậy nữa.)

2/ Út Vịnh đã làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt?

Trả lời: Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em thuyết phục Sơn không thả diều trên đường tàu.

2/ Đọc hiểu: (4 điểm) Mỗi câu đúng đạt điểm

Đáp án đúng:

Câu 1: A. (1 đ)         Câu 2: B. (1 đ)            Câu 3: C. (0,5 đ)             Câu 4: B (0,5 đ)

Câu 5: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (1 đ)

3/ Luyện từ và câu: (3 điểm) Đáp án đúng:

Câu 1: A. (0,5 đ)         Câu 2: B. (0,5 đ)           Câu 3: C. (1 đ)

Câu 4: Học sinh có thể đặt câu: (1 đ)

Ví dụ: - Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu, đảm đang mọi việc.

II. Phần viết: (10 điểm)

1/ Chính tả: (2 điểm).

Học sinh nghe viết bài: Trong lời mẹ hát (từ Tuổi thơ đến con sẽ bay xa) SGK TV 5, tập 2, trang 146.

Đạt 2 điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,trình bày sạch đẹp.

Cách trừ: - Sai âm, vần hoặc thiếu tiếng 8 lỗi trừ trở lên 0,5 điểm.

               - Sai 8 dấu thanh trở lên trừ 0,5 điểm.

2/ Tập làm văn: (8 điểm).

Đạt 8 điểm: Học sinh viết được bài văn miêu tả trường em trong giờ ra chơi theo đúng yêu cầu, có bố cục rõ ràng và đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả. Trình bày sạch đẹp. Cụ thể, chi tiết:

  • Mở bài: 2 điểm
  • Thân bài: 4 điểm (nội dung: 2 điểm; kĩ năng: 2 điểm)
  • Kết bài: 2 điểm

Bài viết cần nêu được:

  • Mở bài: Giới thiệu được trường em trong giờ ra chơi sẽ tả.
  • Thân bài:
    • Tả từ bao quát trường em trong giờ ra chơi đến tả từng hoạt động của học sinh.
    • Thói quen sinh hoạt và hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi.
  • Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em với mái trường, công ơn thầy cô và bạn bè.

Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả có thể trừ đi số điểm cho phù hợp.

0