14/01/2018, 21:51

Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2015 trường THCS Lập Lễ, Hải Phòng

Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2015 trường THCS Lập Lễ, Hải Phòng Đề thi học kì II môn Sử lớp 8 có đáp án Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch Sử Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử dưới đây là . ...

Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2015 trường THCS Lập Lễ, Hải Phòng

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch Sử

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử dưới đây là . Đây là đề thi mà Thư viện đề thi VnDoc.com xin được giới thiệu đến thầy cô và các em học sinh tham khảo, nhằm chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 được tốt nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2015 trường THCS Nguyễn Trãi, TP Hồ Chí Minh

Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2015 trường THCS An Nhơn, TP Hồ Chí Minh

TRƯỜNG THCS LẬP LỄ

TỔ KHXH

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN LỊCH SỬ 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề )

Câu 1: (3,5 điểm)

Em hãy trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913)? Chỉ ra sự khác nhau (Về thành phần lãnh đạo, tính chất) giữa phong trào Cần Vương và phong trào Yên Thế?

Câu 2: (3,5 điểm)

Chính sách khai thác kinh tế của Thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1897 đến 1914? Thực dân Pháp thực hiện các chính sách đó nhằm mục đích gì?

Câu 3: (3,0 điểm)

Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Trình bày hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 - 1917?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch Sử

TRƯỜNG THCS LẬP LỄ

TỔ KHXH

HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN: LỊCH SỬ  8
NĂM HỌC 2014 - 2015

Câu 1: (3,5 điểm)

a. Các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế

  • Giai đoạn 1884 - 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ ở Yên Thế, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm. (0,5đ)
  • Giai đoạn 1893 - 1908: Là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Hoàng Hoa Thám. (0,5đ)
  • Giai đoạn 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. (0,5đ)

b. Chỉ ra sự khác nhau

  • Phong trào Cần Vương:
    • Thành phần lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước (0,5đ)
    • Tính chất: Hưởng ứng “chiếu Cần Vương” nhằm ủng hộ Vua để khôi phục lại quốc gia phong kiến độc lập => tính chất phong kiến (0,5đ)
  • Phong trào Yên Thế
    • Thành phần lãnh đạo: Nông dân địa phương (0,5đ)
    • Tính chất: Tự phát để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương (0,5đ)

Câu 2: (3,5 điểm)

  • Năm 1897 đến 1914, Thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ nhất với quy mô lớn. (0,5đ)
  • Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. Duy trì bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô. (0,5đ)
  • Công nghiệp: Pháp tập chung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ, rượu, đường … (0,5đ)
  • Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt… để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. (0,5đ)
  • Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế nhẹ hoặc miến thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa nước khác. (0,5đ)
  • Pháp tiến hành đề ra các loại thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện… (0,5đ)
  • Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. (0,5đ)

Câu 3: (3,0 điểm)

  •  Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19.5.1890, trong một gia đình trí thức yêu nước tại xã Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An. (0,5đ)
  • Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới
    • Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp. Các phong trào chống Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Được chứng kiến sự tàn bạo của thực dân Pháp và nỗi thống khổ của nhân dân Nguyễn Tất Thành đã sớm có tinh thần yêu nước. (0,5đ)
    • Tuy khâm phục các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhưng Người không tán thành đường lối yêu nước của họ... Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. (0,5đ)
  • Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917:
    • Ngày 5 - 6 – 1911, từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Người ra đi tìm đường cứu nước. (0,5đ)
    • Từ 1911 – 1917, Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Âu. (0,5đ)
    • Năm 1917, Người trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa- ri .Tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917. (0,5đ)
0