14/01/2018, 14:40

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên Đề thi học kì I lớp 12 môn Văn có đáp án Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 là đề thi học kì I lớp 12 ...

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

 là đề thi học kì I lớp 12 dành cho các bạn học sinh tham khảo nhằm ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Đề thi môn Văn có đáp án đi kèm, giúp các bạn chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi quan trọng sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THCS&THPT Khai Minh, TP. Hồ Chí Minh

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2015 - 2016 trường THPT Ninh Hải, Ninh Thuận

Trường THPT Nguyễn Huệ
Tổ: Ngữ văn

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG, NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ Văn 12
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

...Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc...muôn kiếp nguyện được trả thù kia...".

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? (0,5 điểm)

2. Đoạn văn sử dụng chủ yếu thao tác lập luận nào? Tác dụng của thao tác lập luận này? (0,75 điểm)

3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,25 điểm)

...Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?

(Trích "Nhớ đồng" – Tố Hữu)

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

4. Đoạn thơ sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào? (0,25 điểm)

5. Xác định biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ "Đâu những ...sớm mai". Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy? (0,75 điểm)

6. Cho biết nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)

II. Làm văn (7,0 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị về sự ứng xử của thanh niên Việt Nam hôm nay với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1: Văn bản "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" (0,25 điểm); tác giả: Phạm Văn Đồng (0,25 điểm).

Câu 2:

  • Thao tác lập luận được sử dụng chủ yếu: So sánh (0,25 điểm)
  • Tác dụng: khẳng định và làm nổi bật giá trị và vẻ đẹp riêng của bài văn tế: khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang. (0,5 điểm)

* Nếu không đủ ý như đáp án, cho 0,25 điểm.

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm).

Câu 4: Sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả (0,25 điểm). (Nếu chỉ nêu đúng một phương thức biểu đạt thì không cho điểm)

Câu 5:

  • Biện pháp tu từ: ẩn dụ: bùn hi vọng nức hương ngây, (bàn tay) vãi giống tung trời (0,25 điểm) (Nêu đúng tên biện pháp tu từ mà không chỉ ra hình ảnh thơ thì không cho điểm).
  • Tác dụng:
    • bùn hi vọng nức hương ngây: những cái đơn sơ, thô kệch vẫn có thể mang lại hương thơm cho cuộc sống. (0,25 điểm)
    • (bàn tay) vãi giống tung trời: từ hình ảnh thực bàn tay vãi giống trên đồng ruộng gợi hình ảnh bàn tay gieo sự sống mới cho đời. (0,25 điểm)

Câu 6: Nội dung chính: Nỗi nhớ da diết của Tố Hữu về ruộng đồng với tiếng hò bình dị nhưng sâu lắng, với những con người quê hương lam lũ, chất phác đang mang bao ước vọng gieo mầm sự sống. (0.5 điểm) (Nếu không đủ những ý này thì cho 0,25 điểm.

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết viết một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể lựa chọn trình bày theo những cách sau:

  • Thanh niên VN hôm nay vẫn giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.
  • Thanh niên VN hôm nay quay lưng với văn hóa truyền thống của dân tộc.
  • Có hai cách ứng xử trái chiều với văn hóa truyền thống của dân tộc của các bạn trẻ VN hiện nay: có một bộ phận người trẻ tuổi VN luôn giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc và cũng có nhiều bạn trẻ quay lưng với văn hóa dân tộc.
  • Văn hóa truyền thống dân tộc là một khái niệm rộng, người viết lựa chọn một vấn đề thuộc văn hóa truyền thống của dân tộc để trình bày về cách ứng xử của thanh niên VN hôm nay với nét văn hóa truyền thống này. Ví dụ như: Cách ứng xử với âm nhạc truyền thống, với văn hóa giao tiếp của người Việt, với lễ hội dân gian, lối sống trọng tình nghĩa,...
  • Tuy nhiên, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
  • Giải thích khái niệm Văn hóa truyền thống: Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đã được hình thành từ lâu đời trong đời sống dân tộc, mang tính bền vững và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Bao gồm: âm nhạc truyền thống, văn hóa giao tiếp, lễ hội dân gian, viết chữ thư pháp, lối sống trọng tình nghĩa, quan niệm về quan hệ nam nữ,...
  • Bàn luận về cách ứng xử của thanh niên Việt Nam hôm nay với văn hóa truyền thống của dân tộc (phân tích những biểu hiện, lợi ích hoặc hậu quả của những cách ứng xử này); Nêu ý kiến cá nhân về những cách ứng xử này.
  • Lí giải nguyên nhân (cả nguyên nhân chủ quan và khách quan).
  • Bài học nhận thức và hành động:

→ Hiểu biêt để yêu văn, tự hào về văn hóa dân tộc để giữ gìn, phát huy và làm cho nền văn hóa truyền thống vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, mang văn hóa truyền thống Việt Nam đến với bạn bè thế giới.

→ Có thái độ phê phán với những ai quay lưng với văn hóa truyền thống, sợ bị cho là quê mùa, lạc hậu khi giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống.

3. Cách cho điểm

  • Điểm 6-7: Nghị luận tốt, suy nghĩ sâu sắc, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Văn viết có hình ảnh, cảm xúc, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, thuyết phục.
  • Điểm 4-5: Cơ bản giải thích, bàn luận được vấn đề, lí giải được nguyên nhân và rút ra được bài học nhận thức và hành động . Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
  • Điểm 2-3: Chưa làm rõ được vấn đề, phần trình bày suy nghĩ còn sơ sài, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt.
  • Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức, mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt; không có bố cục rõ ràng.
  • Điểm 0: Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài.
0