09/05/2018, 09:43

Đề kiểm tra Địa Lí 10 Chương 2 (Đề 2)

Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: (0,5 điểm) Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là: A. 149,6 triệu km B. 194,6 triệu km C. 164,9 triệu km D. 146,9 triệu km Câu 2: (0,5 điểm) Hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời không có vệ tinh: A. Thủy tinh, Kim ...

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:

A. 149,6 triệu km

B. 194,6 triệu km

C. 164,9 triệu km

D. 146,9 triệu km

Câu 2: (0,5 điểm) Hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời không có vệ tinh:

A. Thủy tinh, Kim tinh

B. Mộc tinh, Thổ tinh

C. Trái Đất, Hỏa tinh

D. Mộc tinh, Hỏa tinh

Câu 3: (0,5 điểm) Ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất phải mất hết:

A. 6 phút 13 giây

B. 7 phút 21 giây

C. 9 phút 25 giây

D. 8 phút 31 giây

Câu 4: (0.5 điểm) Kinh tuyến được chọn làm kinh tuyến đường chuyển ngày quốc tế là:

A. Kinh tuyến 180o đi qua Thái Bình Dương

B. Kinh tuyến 170o đi qua Đại Tây Dương

C. Kinh tuyến 160o đi qua Ấn Độ Dương

D. Các ý trên đều sai

Câu 5: (0,5 điểm) Ngoài chuyển động quanh Mặt Trời, các hành tinh còn chuyển động quanh trục với hướng:

A. Cùng chiều kim đồng hồ ( trừ Hỏa tinh và Mộc tinh)

B. Ngược chiều kim đồng hồ ( trừ Kim tinh và Thiên Vương tinh)

C. Cùng chiều kim đồng hồ ( trừ Thủy tinh và Hải Vương tinh)

D. Ngược chiều kim đồng hồ ( trừ Diêm Vương tinh và Thổ tinh)

Câu 6: (0,5 điểm) Cùng một lúc Trái Đất có mấy chuyển động?

A. 1      B. 2

C. 3      D. 4

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm) Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Câu 2: (3 điểm) Trình bày các chuyển động của Trái Đất.

Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A A D A B B

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (4 điểm)

Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục có ba hệ quả sau:

* Sự luân phiên ngày và đêm:

      - Trái Đất hình khối cầu luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa (ngày), một nửa không được chiếu sáng (đêm).

      - Trái Đất tự quay quanh trục trên các nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt sáng và tối.

* Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

      - Giờ trên Trái Đất:

   +Trái Đất tự quay quanh trục và hình khối cầu

   +Ở kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.

   +Chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ.

   +Giờ quốc tế ở múi số 0 (giờ: GMT)

      - Đường chuyển ngày quốc tế:

   +Chia bề mặt Trái Đất ra 24 giờ.

   +Trái Đất hình khối cầu nên giờ số 0 trùng giờ số 24 nhưng lệch nhau một ngày.

   +Vì vậy chọn kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế:

      • Đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 180o thì cộng một ngày.

      • Đi từ Đông sang Tây qua kinh tuyến 180o thì trừ một ngày.

* Sự lệch hướng của các vật thể:

      - Trái Đất quay quanh trục, các địa điểm ở vĩ độ khác (trừ 2 cực) có vận tốc dài khác nhau, hướng chuyển động từ Tây sang Đông.

      - Lực làm lệch hướng gọi là lực Cô-ri-ô-lít.

      - Theo hướng chuyển động thì:

+ Ở bán cầu Bắc: vật chuyển động lệch bên phải.

+ Ở bán cầu Nam: vật chuyển động lệch bên trái.

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày các chuyển động của Trái Đất:

      - Trái Đất cùng một lúc có hai chuyển động.

      - Chuyển động tự quay quanh trục:

   +Một vòng là 23 giờ 56 phút.

   +Theo hướng từ Tây sang Đông.

      - Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời:

   +Một vòng: 365,25 ngày.

   +Theo hướng từ Tây sang Đông.

Các Đề kiểm tra Địa Lí 10 | Đề thi Địa Lí 10

0