Đề kiểm tra Địa Lí 10 Chương 1 (Đề 4)
Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: (0,5 điểm) Phép chiều đồ phương vị, nếu điểm tiếp xúc nằm trên đường xích đạo thì đường kinh tuyến gốc và đường xích đạo là: A. Hai đường cong B. Hai đường thẳng C. Kinh tuyến gốc là đường thẳng, xích đạo là đường cong D. Xích đạo ...
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: (0,5 điểm) Phép chiều đồ phương vị, nếu điểm tiếp xúc nằm trên đường xích đạo thì đường kinh tuyến gốc và đường xích đạo là:
A. Hai đường cong
B. Hai đường thẳng
C. Kinh tuyến gốc là đường thẳng, xích đạo là đường cong
D. Xích đạo là đường thẳng, kinh tuyến gốc là đường cong
Câu 2: (0,5 điểm) Theo phép chiếu đồ phương vị ngang, thì kinh tuyến gốc là đường:
A. Cong. B. Thẳng.
C. Nghiêng. D. Ý A và B đúng.
Câu 3: (0,5 điểm) Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là hình nón. Sau đó được triển khai mặt chiếu hình nón thành:
A. Hình tròn. B. Hình nón.
C. Mặt phẳng. D. Mặt nghiê ng.
Câu 4: (0,5 điểm) Theo phép chiếu phương vị ngang (ngoài kinh tuyến gốc)thì các kinh tuyến là những đường cong. Vậy khoảng cách giữa các kinh tuyến:
A. Giữ nguyên khi càng xa kinh tuyến gốc.
B. Tăng dần khi càng xa kinh tuyến gốc.
C. Giảm dần khi càng xa kinh tuyến gốc.
D. Ý A và C đúng.
Câu 5: (0,5 điểm) Trong ngành hàng hải và hàng không thường dùng bản đồ có các đường kinh – vĩ tuyến là những đường thẳng. Vì bản đồ đó được vẽ theo phép chiếu đồ:
A. Phương vị. B. Hình trụ.
C. Hình nón. D. Hình trụ và hình nón.
Câu 6: (0,5 điểm) Khi triển khai phép chiếu hình nón ra mặt phẳng sẽ có một lưới chiếu có dạng:
A. Hình nón. B. Hình trụ.
C. Hình chữ nhật. D. Hình quạt.
Câu hỏi tự luận
Câu 1: (4 điểm) Vì sao khi vẽ bản đồ phải dùng phép chiếu hình bản đồ? Vì sao lại phải sử dụng nhiều phép chiếu hình khác nhau?
Câu 2: (3 điểm) Nêu ba loại phép chiếu đồ hình nón, tùy theo vị trí của hình nón so với địa cầu.
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | C | A | B | B |
Câu hỏi tự luận
Câu 1: (4 điểm)
* Khi vẽ bản đồ phải dùng phép chiếu hình bản đồ, vì:
- Phép chiếu hình bản đồ là phép chiếu hình kinh – vĩ tuyến từ mặt e-lip-xô-ít lên mặt phẳng bằng phương pháp toán học.
- Thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và các mối quan hệ giữa chúng với nhau thông qua các nội dung được trình bày các kí hiệu bản đồ.
* Phải sử dụng phép chiếu hình khác nhau, vì:
- Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng.
- Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực trên bản đồ không hoàn toàn chính xác như nhau.
Câu 2: (3 điểm)
Có 3 phép chiếu hình nón:
- Phép chiếu hình nón đứng: trục của hình nón trùng với trục quay của địa cầu .
- Phép chiếu hình nón ngang: trục của hình nón trùng với đường kính của xích đạo và vuông góc với trục quay của địa cầu.
- Phép chiếu hình nón nghiêng: trục hình nón đi qua tâm của địa ccầu nhưng không trùng với trục địa cầu, không trùng với đường kính của xích đạo.
Các Đề kiểm tra Địa Lí 10 | Đề thi Địa Lí 10