Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Học kì 2 (Có đáp án - Trắc nghiệm + Tự luận 9)
Đề kiểm tra 45p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án) Thời gian làm bài: 45p Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27. I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) ...
Đề kiểm tra 45p Hóa 10 Học kì 2 - Bài số 2 (có đáp án)
Thời gian làm bài: 45p
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách
A. nhiệt phân các hợp chất giàu oxi.
B. chưng phân đoạn không khí lỏng.
C. điện phân dung dịch CuSO4.
D. điện phân nước hoà tan H2SO4.
Câu 2: Lưu huỳnh tà phương (S α) và lưu huỳnh đơn tà (S β) là
A. hai đồng vị của lưu huỳnh.
B. hai hợp chất của lưu huỳnh.
C. hai dạng thù hình của lưu huỳnh.
D. hai đồng phân của lưu huỳnh.
Câu 3: Cho các phản ứng sau:
a) SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
b) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
c) SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4
d) SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng
A. a, b, d. B. c, d. C. b. D. a, b, c, d.
Câu 4: Tính chất hóa học đặc trưng của dd H2S là
A. Tính axit yếu, tính khử mạnh.
B. Tính axit yếu, tính oxi hóa mạnh.
C. Tính axit mạnh, tính khử yếu.
D. Tính axit mạnh, tính oxi hóa yếu.
Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí H2S (đktc) vào dung dịch chứa 16g NaOH. Tiến hành cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là
A. 19,0 gam. B. 20,8 gam. C. 21,2 gam. D. 12,1 gam.
Câu 6: Cho 3,22g hỗn hợp X (gồm Fe, Mg và Zn) phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dd H2SO4 tạo ra 1,344 lít H2 (đktc) và dd Y chứa m (g) muối. Giá trị của m là
A. 8,98. B. 7,25. C. 3,55. D. 5,67.
Câu 7: Cho 20g oxit của kim loại hóa trị II tác dụng vừa hết với 500 ml dd H2SO4 1M. Công thức phân tử của oxit là
A. MgO. B. FeO. C. CuO. D. CaO.
Câu 8: Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta lấy hai lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thấy có kết tủa màu đen xuất hiện. Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí có hiện diện khí nào sau?
A. CO2. B. H2S. C. NH3. D. SO2.
Câu 9: Thuốc thử dùng để nhận biết ion sunfat là
A. dd AgNO3. B. dd NaOH. C. dd BaCl2. D. dd Na2CO3.
Câu 10: Oxit nào sau đây tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng có thể giải phóng khí SO2?
A. Fe2O3. B. Al2O3. C. Fe3O4. D. ZnO.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a/ Cho O3 tác dụng với bạc
b/ Cho lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân
c/ Cho SO2 tác dụng với lượng dư dd KOH
d/ Cho FeO tác dụng với H2SO4 đặc
Câu 2 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (Không dùng chất chỉ thị) hãy phân biệt 3 lọ mất nhãn đựng các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl.
Câu 3 ( 2 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 6,272 lít SO2 (ở đktc) vào Vml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được dung dịch X và 17,36 gam chất rắn Y. Xác định V. Giả sử SO2 tan trong nước không đáng kể.
Câu 4 ( 1 điểm): Cho m gam hỗn hợp bột Fe và S có nFe=2nS rồi nung trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp A. Hòa tan A bằng HCl dư thu được 1,6 gam chất rắn B, dung dịch C và hỗn hợp khí D. Sục D từ từ qua dung dịch CuCl2 thấy tạo ra 9,6 gam kết tủa đen. Tính m?
Đáp án và hướng dẫn giải
I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | C | C | A | A | A | A | B | C | C |
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách nhiệt phân các hợp chất giàu oxi kém bền với nhiệt. Chọn đáp án A.
Câu 2: Lưu huỳnh tà phương (S α) và lưu huỳnh đơn tà (S β) là hai dạng thù hình của lưu huỳnh. Chọn đáp án C.
Câu 3: SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng b) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Chọn đáp án C.
Câu 4: Tính chất hóa học đặc trưng của dd H2S là tính axit yếu, tính khử mạnh. Chọn đáp án A.
Câu 5:
Sau phản ứng thu được 2 muối NaHS (x mol), Na2S (y mol)
Bảo toàn nguyên tố Na có x + 2y = 0,4.
Bảo toàn nguyên tố S có x + y = 0,3.
Giải hệ được x = 0,2 và y = 0,1 → m = 56.0,2 + 0,1.78 = 19 gam. Chọn đáp án A.
Câu 6:
Bảo toàn nguyên tố H có naxit = nH2 = 0,06 mol.
m = mKL + mion gốc axit = 3,22 + 0,06.96 = 8,98 gam. Chọn đáp án A.
Câu 7:
Đặt oxit là MO. PTHH:
MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
0,5 0,5
→ MMO = 20 : 0,5 = 40 → MM = 24 vậy oxit là MgO. Chọn đáp án A.
Câu 8: Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓đen + 2HNO3. Chọn đáp án B.
Câu 9: BaCl2 có thể dùng để nhận biết ion sunfat. Chọn đáp án C.
Câu 10: 2Fe3O4 + 10H2SO4 đ → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O. Chọn đáp án C.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm):
HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm, thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT
a/ O3 + 2Ag → Ag2O + O2
b/ S + Hg → HgS
c/ SO2 + 2KOH dư → K2SO3 + H2O
d/ 2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
Câu 2 ( 2 điểm):
Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử (0,5 điểm)
Dùng dd BaCl2 nhận ra H2SO4 do tạo kết tủa trắng (HCl, NaCl không hiện tượng) (0,5 điểm)
Phân biệt HCl và NaCl: (0,5 điểm)
Dùng dd Na2CO3 nhận ra HCl do có hiện tượng sủi bọt khí
Không hiện tượng là NaCl
PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl (0,5 điểm)
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Câu 3 ( 2 điểm):
Các phản ứng có thể xảy ra theo thứ tự: (0,5 điểm)
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1)
SO2 + BaSO3 + H2O → Ba(HSO3)2 (2)
Số mol Y = số mol BaSO3 = 0,08 mol; số mol SO2 = 0,28 mol
TH1: Chỉ xảy ra phản ứng 1 (0,5 điểm)
Theo phản ứng 1: Số mol SO2 phản ứng = số mol Y = 0,08 < 0,28 → loại
TH2: Xảy ra cả 2 phản ứng (0,5 điểm)
Tính toán được số mol Ba(OH)2 = 0,18 mol → V = 0,09 lít = 90 ml
Vậy V = 90 ml (0,5 điểm)
Câu 4 ( 1 điểm):
Fe + S → FeS (0,25 điểm)
Do A + HCl thu được chất rắn B nên S dư
→ A có FeS, S dư và Fe dư
Cho A vào HCl loãng có phản ứng: (0,25 điểm)
FeS + 2HCl (loãng) → FeCl2 + H2S
0,1 0,1
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cho H2S vào CuCl2 có phản ứng:
H2S + CuCl2 → CuS + 2HCl
0,1 0,1
Tính được: (0,25 điểm)
nCuS = 0,1 mol = nFeS
nS dư = 0,05mol → nS = 0,15 mol, nFe = 0,3 mol
→ m = 32.0,15 + 0,3.56 = 21,6 gam (0,25 điểm)
Các đề kiểm tra Hóa học lớp 10 có đáp án và thang điểm