13/01/2018, 20:15

Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 7 học kì 1 trường THCS Chu Văn An

Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 7 học kì 1 trường THCS Chu Văn An hình thức thi trắc nghiệm và tự luận. Nội dung đề thi: Kiểm tra kiến thức về bài thơ đã học như : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Qua đèo ngang, Bạn đến chơi nhà bánh trôi nước, phò già về kinh, Sông núi nước Nam. Phần ...

Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 7 học kì 1 trường THCS Chu Văn An

hình thức thi trắc nghiệm và tự luận.

Nội dung đề thi: Kiểm tra kiến thức về bài thơ đã học như : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Qua đèo ngang, Bạn đến chơi nhà bánh trôi nước, phò già về kinh, Sông núi nước Nam. Phần tự luận yêu cầu cảm nghĩ về hình ảnh người mẹ của En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi”.

Chi tiết đề thi:

UBND THỊ XÃ CHÍ LINH

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LỚP 7

MÔN : NGỮ VĂN

 (Thời gian làm bài: 45 phút)

Phần I – Trắc nghiệm( 2 điểm)

1. Tâm trạng nổi bật của tác giả Hạ Tri Chương trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là:

A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê.

B.Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi.

C.Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương.

D.Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành.

2: Nối tên văn bản ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp ?

Cột ACột B
1. Qua Đèo Ngang.a. Trần Quang Khải
2. Bạn đến chơi nhà.b. Hồ Xuân Hương.
3. Bánh trôi nướcc. Bà Huyện Thanh Quan.
4. Phò giá về kinhd. Nguyễn Trãi.
e. Nguyễn Khuyến

3. Nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung của “chú tôi” trong bài ca dao châm biếm thứ nhất

A. Tham lam và ích kỉ.              
C.Dốt nát và háo danh.

B.Độc ác và tàn nhẫn.              
D.Nghiện ngập và lười biếng.

4. Qua hình ảnh bánh trôi nước, tác giả muốn nói gì về người phụ nữ ?

A.Vẻ đẹp hình thể                    
B.Vẻ đẹp tâm hồn

C.Số phận bất hạnh                D.Vẻ đẹp và số phận long đong

5:  Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà”đều viết bằng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Đúng hay sai?

A.Đúng                          
B.Sai

Phần II : Tự luận ( 8 điểm)

1 (1điểm): Nêu nội dung chính và nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ “Sông núi nước Nam”

2 (2 điểm). So sánh sự khác nhau giữa cụm từ ” ta với ta” trong bài ” Qua Đèo Ngang” với cụm từ  ” ta với ta”  trong bài “Bạn đến chơi nhà”.

3 (5 điểm). Viết một đoạn văn (15 – 20 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ của En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)

———Hết————-

Hướng dẫn chấm, Đáp án đề kiểm tra 1 tiết lớp 7 môn Văn trường THCS  Chu Văn An 

Phần 1: Phần trắc nghiệm (2điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25điểm.

Câu12345
Mức tối đaC1-c; 2-e; 3-b; 4-aDDA
Mức chưa đạtKhông trả lời hoặc chọn đáp án khác

 II.Phần tự luận (8 điểm):

Câu1 ( 1.0 điểm)

a. Mức tối đa (1.0 điểm) :

– Về phương diện nội dung (0.75 điểm):

+ “Sông núi nước Nam” là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.(0.5 điểm)

            + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc đanh thép..(0.25 điểm)

-Về phương diện hình thức (0.25 điểm):

+ HS viết đoạn văn, trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, câu, từ; ý rõ ràng, mạch lạc.

b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 0.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu.

c. Mức không đạt (0.0 điểm) : Không làm bài hoặc không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào về nội dung và hình thức đã nêu.

2( 2,0 điểm):

a. Mức tối đa ( 2.0 điểm) :

– Về phương diện nội dung ( 1,5 điểm): Học sinh cần đảm bảo các ý sau:

+ Trong bài thơ ” Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, “ ta với ta” là một mình đối diện với lòng mình, thể hiện sự cô đơn, lẻ loi trống vắng tột cùng của thi nhân giữa cảnh núi non trùng điệp, trời nước bao la…Dư âm buồn sâu lắng, nỗi buồn đẹp khởi phát từ tình yêu gia đình, đất nước….( 0.75 điểm).

+ Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, “ta với ta”  là nhà thơ, là bạn, tuy hai mà một, tuy một mà hai thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà, thắm thiết vượt lên mọi thứ vật chất tầm thường….( 0.75 điểm).

– Về  hình thức và các tiêu chí khác (0,5 điểm):

Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo theo yêu cầu về nội dung và hình thức, trình bày sạch đẹp, khoa học; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ .

b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 1.75 điểm):

Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu.

c. Mức không đạt (0.0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề.

3( 5,0 điểm):

a. Mức tối đa ( 5.0 điểm) :

– Về phương diện nội dung ( 4,0 điểm):

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau như­ng cần có các ý cơ bản sau:

+ Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi” (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi) là người yêu thương con,  sẵn sàng hi sinh vì con. Người mẹ nuôi con bằng tình thương yêu, bằng cả danh dự và nhân phẩm của mình : En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con. Người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con ( 3.0 điểm).

+ Thật hạnh phúc cho con khi được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu người con nào vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.( 0.5 điểm)

+ Qua văn bản trên ta thấy được  tấm lòng của những người mẹ thật cao cả, vĩ đại. Từ đó, mỗi chúng ta  cần phải biết trân trọng và sống sao cho xứng đáng với tình cảm thiêng liêng ấy.( 0.5 điểm).

– Về  hình thức và các tiêu chí khác (1.0 điểm):

+ Học sinh  viết được đoạn văn biểu cảm theo yêu cầu, đảm bảo nội dung và hình thức, trình bày sạch đẹp, khoa học; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ( 0.5 điểm).

+ Phát triển ý theo một trình tự lô gic, hợp lí; thực hiện tốt việc liên kết ý trong câu, câu trong đoạn ,  sử dụng từ ngữ, câu văn linh hoạt, sáng tạo; lập luận logic (0.5 điểm ).

b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 4.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu.

c. Mức không đạt (0.0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề.

———————-Hết———————–

Tham khảo thêm 1 số ý, câu bài làm mẫu của học sinh, thầy cô giải:

I.    DÀN Ý
1.    MB::
–    Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.
–    Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.
–    Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thìa về đạo làm con.
2.    TB::
*    Lỗi lầm của En-ri-cô:
+ Ham chơi hơn ham học.
+ Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.
*    Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:
+ Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.
+ Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.
+ Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…
+ Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
*    Lời khuyên thấm thía của người cha:
+ Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.
+ Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.
+ Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.
+ Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn lá thấy con bội bạc với mẹ.
3.    KB::
–    Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

–    Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

0