Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Du, Đăk Nông năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Du, Đăk Nông năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 . Đề ...
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Du, Đăk Nông năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
. Đề kiểm tra gồm 2 phần: Đọc hiểu và làm văn với thời gian thực hiện bài thi là 90 phút. Phần đáp án và thang điểm chi tiết đã được chúng tôi cập nhật đầy đủ.
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn lớp 11 (Bài số 3) trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Trần Quang Khải, Hà Nội năm học 2015 - 2016
SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút |
Phần I. đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc câu thơ và trả lời các câu hỏi sau:
"Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê"
(Trích, Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 1. Câu thơ trên nói về nhân vật nào của truyện Kiều?
Câu 2. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của điển cố được thể hiện ở câu thơ?
Câu 3. Hãy chỉ ra và phân tích những từ ngữ sự sáng tạo độc đáo trong câu thơ?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Hãy trình bày cảm nhận của (Anh/chị) về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
I. Phần đọc – hiểu (3,0 điểm)
Câu 1: (0,75 điểm) Câu thơ trên nói đến nhân vật Thúy Kiều.
Câu 2: (0,75 điểm) "Ba thu": Điển cố chỉ một ngày không gặp nhau dài như ba năm
Câu 3: (1,5 điểm) Các từ ngữ thể hiện sự độc đáo của câu thơ trên là: Sầu, đong, lắc, đầy. Dùng những từ chỉ động tác đo đếm với đối tượng vô hình để ta dễ dàng cảm nhận hết nỗi sầu muộn vô bờ của Thúy Kiều.
II. Làm văn (7,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài nghị luận bàn về một khía cạnh, nội dung văn học; Có ý thức, hiểu biết và thái độ đúng đắn về số phận, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến. Học sinh vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, bình luận, so sánh... Diễn đạt trong sáng, bố cục mạch lạc, rõ ràng. Ít mắc lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày nhiều cách sáng tạo song cần đảm bảo được những ý cơ bản sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn học nói chung.
- Cảm hứng về hình ảnh người phụ nữ trong Thương vợ của Trần Tế Xương.
b. Thân bài:
- Khái quát về thời đại lịch sử, hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
- Người phụ nữ Việt Nam thời xưa đẹp người và đẹp nết: Tảo tần, chung thủy, son sắt: Bà Tú chịu thương chịu khó, tảo tần, 'quanh năm buôn bán' nuôi chồng nuôi con, thủy chung son sắt, giàu đức hi sinh cho chồng con.
- Bà Tú là tiêu biểu cho người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả, 'hồng nhan bạc phận'.
- Tú Xương viết về người phụ nữ với mối đồng cảm sâu sắc là một biểu hiện của tinh thần nhân đạo.
- Liên hệ với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay:
- Người phụ nữ đã có vị trí tốt hơn trong xã hội, bình đẳng với nam giới.
- Họ luôn cố gắng phát huy vẻ đẹp cả bên ngoài lẫn bên trong của mình, tiếp nối những vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam ta từ xưa đến nay.
- Tuy nhiên vẫn còn không ít người phụ nữ vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi, khổ sở, bất hạnh cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Vậy ngay từ bây giờ mỗi người phải luôn ý thức về cuộc sống, về số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ...
c. Kết bài:
- Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh do sự hạn chế của ý thức xã hội nhưng họ vẫn luôn giữ được những vẻ đẹp vốn có của mình.
- Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay.
- Liên hệ bản thân.
* Cách chấm điểm:
- Điểm 6 - 7: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Hành văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục.
- Điểm 4 - 5: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 2 - 3: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 1 - 2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi nhiều về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
* Lưu ý:
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn, giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.